Không thể phủ nhận ngành nuôi tôm đã và đang góp phần giúp nhiều bà con xóa đói giảm nghèo. Để làm được điều đó, vấn đề đạt sản lượng cao luôn là mục tiêu hàng đầu của người nuôi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nhiều hộ nuôi không đầu tư đúng mức nhưng lại theo đuổi mục tiêu đạt sản lượng cao. Chính điều này đã khiến tôm lớn chậm, dịch bệnh bùng phát, tỉ lệ hao hụt cao.

Theo các chuyên gia, dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất trong nuôi tôm mà nhiều bà con vẫn mắc phải:

# Quá lạm dụng vôi khi cải tạo ao nuôi

Không thể phủ nhận việc sử dụng vôi là vô cùng cần thiết trong nuôi trồng thủy sản, nhất là ở giai đoạn cải tạo ao hoặc xử lý nước ao nuôi tôm và duy trì chất lượng nước trong ao. Song, khi sử dụng vôi cần tuân thủ liều lượng và sử dụng hợp lý, bởi vì hàm lượng Ca2+ tăng sẽ làm cho quá trình sinh hóa và hóa lý trong ao giảm dẫn đến làm giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, dẫn đến tôm kém phát triển.
 
Do đó, khi cải tạo ao nuôi bà con cần sử dụng lượng vôi phù hợp với độ pH của đất. Còn trong quá trình nuôi, tùy theo tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà sử dụng liều lượng vôi thích hợp khi điều chỉnh.

# Chọn con giống có chất lượng thấp

cac-chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-thuong-gap-nhat-trong-nuoi-tom-dan-den-that-bai 1
Con giống là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của vụ nuôi. Photo by EcoClean.
 
Trong nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung, con giống là yếu tố quan trọng quyết định “thành - bại” của mùa vụ. Song, trên thực tế vẫn còn nhiều bà con vẫn còn chủ quan ở khâu chọn lựa tôm giống với những lý do phổ biến như: lựa chọn cơ sở cung cấp theo cảm tính, ngại liên hệ những cơ sở sản xuất giống uy tín vì phải chờ đợi giống hay giá thành đắt hơn so với giá tôm đại trà,… Chính những điều này đã khiến nhiều bà con phải “ôm hận” vì chọn nhầm những con giống kém chất lượng.
 
Do vậy, các chuyên gia khuyên bà con không nên “tiếc rẻ” nhất thời, cần lựa chọn tôm giống có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh,... tất cả những điều này sẽ trở nên dễ dàng khi bà con lựa chọn nhà cung cấp giống uy tín.

# Không tuân thủ kỹ thuật nuôi, nuôi với mật độ quá dày

Quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm là hết sức quan trọng bởi điều này quyết định khả năng tự kháng bệnh của tôm và tác động đến môi trường nuôi. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ đến mật độ nuôi cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi.
 
Các chuyên gia chỉ ra rằng tôm nuôi với mật độ thấp có tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cao hơn so với tôm nuôi với mật độ cao, tốt nhất là mật độ từ 60-80 con/m2 (tôm thẻ chân trắng) và 15-25 con/m2 (tôm sú). Khi nuôi với mật độ quá cao mà không đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật sẽ khiến tôm chậm lớn, tôm chết gây hao hụt do thiếu oxy,… dẫn đến vụ nuôi thất bại.
 
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, bà con cần lưu ý tuân thủ các khâu kỹ thuật như: chuẩn bị, cải tạo ao, cách thức cho ăn, phòng bệnh,…

# Dinh dưỡng cho tôm không đảm bảo

cac-chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-thuong-gap-nhat-trong-nuoi-tom-dan-den-that-bai 2
Đảm bảo dinh dưỡng cho tôm sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Photo by EcoClean.
 
Dinh dưỡng cho tôm là rất quan trọng, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều bà con không thật sự chú ý đến việc bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho tôm. Thực tế cho thấy, nuôi tôm công nghiệp với mật độ cao, việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn là rất quan trọng. Chính vì thế việc bổ sung các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản của Mỹ là rất cần thiết, bởi điều này sẽ bổ sung thêm các men tiêu hóa cùng hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, kích thích tôm tiêu thụ thức ăn tốt hơn, ngoài ra còn giúp xử lý các yếu tố gây ô nhiễm trong ao nuôi.
 
Bên cạnh đó, bổ sung một số sản phẩm khoáng vi lượng và các loại vitamin còn giúp tôm tăng cường sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh và phòng chống được dịch bệnh.
 
 
Đó là những sai lầm phổ biến trong nuôi tôm dẫn đến vụ mùa thất bại. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ không để rơi vào những sai lầm kể trên, cũng như chia sẻ với mọi người để cùng nhau đạt được sản lượng cao như ý muốn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Theo: visinhthuysan.vn t/h.
 
cac-chuyen-gia-chi-ra-nhung-sai-lam-thuong-gap-nhat-trong-nuoi-tom-dan-den-that-bai201831395129247.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản