Trong giai đoạn giao mùa mưa nắng thất thường như hiện nay, hiện tượng cá nổi đầu không phải là điều xa lạ trong ao nuôi thâm canh. Vậy, nguyên nhân nào khiến cá nổi đầu và cách xử lý ra sao!?.

Nguyên nhân và cách phòng trị

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con có cách phòng trị hiệu quả hơn. Thông thường, hiện tượng này xảy ra bởi:

a. Ao nuôi thiếu oxy

Hiện tượng cá nổi đầu: Nguyên nhân và giải pháp xử lý 1
Cá rô phi nổi đầu do thiếu oxy. Ảnh minh họa.
 
Khi các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh sẽ hoặc mật độ tảo quá dày sẽ khiến oxy hòa tan trong nước bị giảm sút đáng kể, đặc biệt là bảo ban đêm và lúc sáng sớm. Ngoài ra, sự phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong ao nuôi cũng làm giảm lượng oxy hòa tan do các vi sinh vật tiêu thụ.
 
- Khi thiếu oxy nhẹ: Cá nổi đầu vào lúc sáng sớm, khi có bóng người cá sẽ quẫy mạnh rồi chìm xuống, khi mặt trời lên thì cá hết nổi đầu. Quan sát cá sẽ thấy miệng cá vừa há vừa đớp không khí trên mặt nước.
 
- Khi thiếu oxy nặng: Cá nổi đầu cả ban đêm và ban ngày, khi có bóng người qua cá cũng không chìm xuống, ngay cả khi nắng lên cá vẫn nổi đầu.
 
Cách xử lý khi cá nổi đầu do thiếu oxy
 
Để khắc phục, bà con cần kiểm soát lượng oxy hòa tan trong ao nuôi hợp lý (đặc biệt là lúc nửa đêm và lúc sáng sớm) bằng cách bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,… để tạo oxy hòa tan. Ngoài ra, bà con có thể bơm thêm nước vào ao và có thể cho cá ngừng ăn tùy tình hình.
 
Không nên bón phân hủy hữu cơ, phân chuồng vào ao nuôi. Nên sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để kiểm soát các vi sinh vật trong ao và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ dưới đáy ao. Ngoài ra, bà con cần kiểm soát tốt tảo độc (tảo đỏ, tảo mắt, tảo xanh) bằng chế phẩm sinh học để tránh khiến tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng môi trường nuôi.

b. Cá bị nhiễm độc

Hiện tượng cá nổi đầu: Nguyên nhân và giải pháp xử lý 2
Cá bị nhiễm độc do nước thải từ các khu công nghiệp thường không kịp trở tay. Ảnh minh họa.
 
Rất dễ để nhận biết cá bị nhiễm độc bằng cách quan sát, cá bơi lội không định hướng, chao đảo rồi hôn mê, khi cá bị nặng thì toàn thân chuyển sang màu thâm đen, tăng độ nhớt, mất năng lực hoạt động… rồi chết. Trường hợp nhẹ cá chết rải rác, nhưng khi nghiêm trọng hơn có thể gây chết hàng loạt thậm chí là toàn bộ ao.
 
Tình trạng này thường xảy ra ở những ao nuôi cá bị ô nhiễm, trong ao chứa nhiều khí độc (H2S, NO2, NH3, CH4,…) gây hại cho cá, hoặc ao nuôi nằm gần khu công nghiệp chịu ô nhiễm từ nước thải,…
 
Cách xử lý khi cá nổi đầu do bị nhiễm độc
 
Trường hợp cá bị nhiễm khí độc từ ao nuôi, bà con cần ngưng việc bón phân chuồng, phân xanh,… xuống ao. Đồng thời tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc. Điều quan trọng là bà con nên bổ sung vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi thủy sản EcoClean AM để xử lý triệt để các khí độc H2S, NO2, NH3,… từ gốc.
 
Trường hợp cá bị nhiễm độc do nước thải từ các khu công nghiệp thường khiến người nuôi không kịp trở tay, bằng chứng là có rất nhiều lồng bè nuôi cá chết hàng loạt trong thời gian vừa qua. Do vậy, khi có dấu hiệu khả nghi bà con nên liên hệ với các chuyên gia trong khu vực để được hỗ trợ kịp thời.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
hien-tuong-ca-noi-dau-nguyen-nhan-va-giai-phap-xu-ly2017112915417943.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản