Ngành nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình và công nghệ tiên tiến được áp dụng. Song, nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn luôn “rình rập” và sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại cho người nuôi. Trong đó, Hội chứng lỏng vỏ (tên khoa học: Loose Shell Syndrome, viết tắt: LSS) trên tôm thẻ gây thiệt hại không nhỏ trong vụ nuôi.

Nguyên nhân gây Hội chứng lỏng vỏ (LSS) trên tôm:

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các thông số về chất lượng nước như độ mặn, oxy hoà tan và nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến sự nhiễm bệnh LSS ở L. vannamei nhưng pH đóng vai trò chính, độ pH tăng lên vào thời điểm bắt đầu nhiễm bệnh trong ao nuôi bị nhiễm LSS.
 
Một báo cáo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ: 4 loài vi khuẩn đã được phân lập từ mẫu tôm bệnh là: V. harveyi, V. alginolyticus, V. fluvialis và V. parahaemolyticus dựa trên đặc điểm hình thái và các xét nghiệm sinh hóa. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học cũng nhận thấy thiếu khoáng chất, chất lượng nước kém, thực hành quản lý kém và liên kết vi khuẩn Vibrio có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng lỏng vỏ ở L. vannamei.

# Triệu chứng

Tôm chậm chạp, lờ đờ, cơ và vỏ mềm, nhão và ăn kém. Vỏ của tôm trở nên hư hại nghiêm trọng, có lớp keo trên bề mặt, tôm không lột xác trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn bám trên lớp ngoài. Gan tụy xuất hiện sắc tố melanin đồng thời gan teo lại và nhỏ hơn so với tôm bình thường. Ruột của tôm bị bệnh chuyển thành màu sữa đục. Khoảng cách giữa cơ và vỏ tôm có thể thấy rõ ràng.
 
Hội chứng vỏ lỏng làm cho tôm bị chứng loạn dưỡng cơ, trạng thái hôn mê và mềm, nhũn thịt.
 

(A) Tôm nhiễm bệnh chậm chạp, vỏ và cơ bắp mềm nhão, (B) Gan tụy tôm có sắc tố melanin, gan co lại và nhỏ hơn khi so sánh với tôm khỏe, (C) Ruột tôm bệnh chuyển thành màu sữa đục, (D) Khoảng cách giữa cơ và vỏ có thể thấy rõ.
 
Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy: gan tụy của tôm nhiễm bệnh, cơ tôm và mang đã bị hư hỏng hoàn toàn. Bùn đất bám trên mang cũng xảy ra làm giảm hô hấp của tôm. Các dấu hiệu trên tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh cũng tương tự dấu hiệu tôm sú nhiễm LSS đã được báo cáo 1989.

# Phân bố

Hội chứng lỏng vỏ (LSS) là một bệnh mãn tính trong ngành công nghiệp tôm. Tỷ lệ tôm bệnh LSS tối đa đạt đến 20%. Tôm bị bệnh trở nên chậm chạp và tăng trưởng chậm.
 
Tôm bị ảnh hưởng có vỏ mềm, khoảng cách giữa mô cơ và vỏ tôm và gan tụy thu hẹp. Hội chứng lỏng vỏ đã được báo cáo trên tôm sú nuôi (Penaeus monodon) từ năm 1998 ở Ấn Độ. Dấu hiệu tôm ăn yếu hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm giảm đáng kể dẫn đến chất lượng thịt kém, bệnh mãn tính nên gây nhiều thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngành nuôi tôm. Hiệp hội chuyên gia Nuôi trồng Thuỷ sản (SAP) năm 2002 ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh LSS chiếm hơn 50% số trang trại ở ven biển của Andhra Pradesh. Nhưng kiến thức về hội chứng lỏng vỏ trên tôm thẻ nuôi khá ít.
 
Trong nghiên cứu này, so sánh cấu trúc mô của tôm bình thường và tôm bị LSS, các yếu tố như: thông số về chất lượng nước, trọng lượng cơ thể trung bình (ABW) và tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGR) được lựa chọn để nghiên cứu . Sự phát triển của tôm được theo dõi một lần/tuần kể từ 35 ngày nuôi.

Cách phòng trị bệnh lỏng vỏ trên tôm thẻ

Nguyên nhân chính của hội chứng lỏng vỏ trên tôm thẻ là do liên kết của các loại vi khuẩn Vibrio nên các nhà khoa học khuyến cáo biện pháp phòng bệnh chung cho vi khuẩn như: Định kỳ diệt khuẩn, quản lý nguồn nước cấp, cung cấp đầy đủ khoáng chất và tăng cường sức đề kháng cho tôm...

Tài liệu tham khảo

Báo cáo của: Kuzhanthaivel Raja*, A Gopalakrishnan, Rajkumar Singh and R Vijayakumar. Trung tâm nghiên cứu Khoa Khoa học biển, Trường Đại học Annamalai, Parangipettai, Tamil Nadu, Ấn Độ.
 
Theo: VĂN THÁI Lược dịch.