“Ao của tôi có diện tích 2.000 m2 và sâu 1,5 m.  Tôi ngăn thành 2 ao bé, mỗi ao có diện tích 1.000 m2 và có nước sạch ra vào thường xuyên. Nguồn nước được dẫn từ con suối gần nhà, nước quanh năm trong xanh và không có nước thải từ nhà máy hoặc nước thải sinh hoạt. Nhưng, hiện nay thì ao cá nhà tôi đang có biểu hiện ao nuôi xuất hiện những ván nổi màu trắng chiếm tới 70% mặt ao kèm theo tảo vón cục có màu xanh lục nổi trên mặt ao. Tôi thử dùng cành cây để khuấy nước thì thấy các mảng tảo này từ đáy ao nổi lên. Tôi chưa biết đây là hiện tượng gì, có lợi hay có hại và cũng chưa biết phải khắc phục như thế nào. Xin nhờ các chuyên gia tư vấn xử lý. Xin chân thành cảm ơn!
 
Xin thông tin thêm là tôi nuôi ghép nhiều loại cá với số lượng 1.195 con (ao 1.000 m2), trong đó 80% là cá Trắm Cỏ, còn lại là: cá chép, cá bống và cá trắm đen để ăn ốc.”.
 
Đó là câu hỏi được gửi về từ anh Lý Hoàng H. ở Cao Bằng, nếu bà con cũng đang gặp phải tình trạng tương tự như trên, hãy cùng xem câu trả lời từ chuyên gia ngay sau đây!

CÂU TRẢ LỜI TỪ CHUYÊN GIA

Anh H. thân mến,
 
Theo như anh mô tả, chúng tôi có một số nhận xét về mô hình nuôi ghép của anh như sau:
 
- Thứ nhất, những mảng tảo xanh vón cục xuất hiện trên mặt ao chính là tảo lam. Song, mô hình nuôi kết hợp nhiều loài cá của anh chưa thật sự hợp lý. Như anh đã nói ở trên là anh nuôi đến 80% cá Trắm cỏ nhưng anh lại không ghép cá Mè vào để chúng ăn tảo xanh đang vón cục trong ao, đây là cách diệt tảo xanh rất hiệu quả. Bên cạnh đó anh cũng không thả cá Rô phi, đây là loài cá ăn tạp và chúng có thể ăn phân của con cá Trắm cỏ sẽ giúp anh giải quyết vấn đề ô nhiễm. Về vấn đề anh nói thả cá Trắm đen để ăn ốc nhưng thực tế chúng vẫn tiêu thụ thức ăn tinh;
 
- Thứ hai, có thể do nước ao quá trong sẽ tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển nhiều, khi chết xác tảo sẽ tạo thành những ván trắng nổi trên mặt ao như anh đã quan sát thấy. Xác tảo sẽ làm cho nước bị thối gây ô nhiễm, đồng thời phát sinh ra các khí độc như: NH3, H2S, NO2 rất độc cho cá. Anh có thể tham khảo chế phẩm vi sinh xử lý khí độc trong ao nuôi cá EcoClean AM;
 
Tảo vón cục nổi trên mặt ao có lợi hay có hại? 1
Ảnh chụp các ao có tảo lam (tảo xanh) phát triển. Ảnh minh họa.

Hướng khắc phục tảo vón cục nổi trên mặt ao

- Cần tiến hành thay 1/3 lượng nước trong ao nuôi, sử dụng nguồn nước sạch. Thay nước bằng cách rút nước đáy để các loài tảo đáy thoát ra, đồng thời bổ sung nước tầng mặt. Có thể thay từ 2-3 ngày;
 
- Dùng vôi với liều lượng 2kg/100 m3 nước hòa tan té đều lên khắp mặt ao. Sau đó 1 ngày anh có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản đánh xuống ao như: EcoClean AM, EcoClean AQUA, EcoClean SLUDGE REDUCER,… với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phân hủy các xác tảo, hấp thu các khí độc dưới đáy ao, làm cho nước ao sạch tạo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển tốt;
 
- Ngoài ra, anh có thể cho cá ăn bổ sung các khoáng chất cần thiết và Vitamin C để tạo kháng sinh cho cá, giúp tăng khả năng chống chịu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn;
 
 
Kết luận, trên đây là giải đáp của các chuyên gia về tình trạng tảo vón cục trên mặt ao và cách phòng trị. Hy vọng những bà con đang gặp phải tình trạng tương tự có thể xử lý hiệu quả. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

[Hỏi/Đáp] Xử lý hiện tượng ô nhiễm đáy ao nuôi tôm kịp thời
Các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao trong thời gian dài là nguyên nhân chính khiến đáy ao bị ô nhiễm, NH3 và NO2 bùng phát mạnh mẽ,... cần xử lý kịp thời.
hoidap-tao-von-cuc-noi-tren-mat-ao-co-loi-hay-co-hai20171212142512726.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản