“Ao của tôi rộng 1.500m2 / sâu 1.5m và không có nước ra vào. Tôi thả nuôi 100.000 con tôm thẻ chân trắng được 85 ngày, trọng lượng hiện tại là 50 con/kg. Gần đây, tôi mang nước ao đi xét nghiệm thì thấy HN3 và NO2 rất cao, tôi đã sử dụng vi sinh nitro nhưng NH3 và NO2 vẫn không giảm. Tôi xin hỏi cách xử lý đáy ao nuôi tôm và khắc phục như thế nào? Chân thành cảm ơn!”, câu hỏi được anh Trọng (Trà Vinh) gửi về.

Ý kiến từ chuyên gia

Anh Trọng và bà con thân mến,
 
Ao tôm đã được nuôi gần 3 tháng, như vậy đây đã là thời điểm cuối chu kỳ nuôi nên chất thải của tôm cùng thức ăn dư thừa, chất mùn bã hữu cơ từ trên bờ trôi xuống ao khi mưa,… đã khiến cho đáy ao nuôi tôm trở nên bẩn hơn, bằng chứng là nồng độ NH3 và NO2 trong ao tương đối cao.
 
Theo lời anh đã nói ở trên, mặc dù đã sử dụng các hóa chất và chế phẩm vi sinh để xử lý nhưng nồng độ NH3 và NO2 vẫn không giảm, theo chúng tôi thì nguyên nhân là do trong quá trình sử dụng các chế phẩm vi sinh anh không giảm lượng thức ăn cho tôm và không làm sạch môi trường nên tình trạng không được cải thiện.

Như vậy, để xử lý ô nhiễm đáy ao nuôi tôm được hiệu quả, anh cần phải:

# Khử trùng môi trường nước: Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm như: BKS, Chlorine, TCCA với liều lượng của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Công dụng của việc làm này thứ nhất là để làm sạch môi trường nước, thứ hai là để diệt sạch các tác nhân gây bệnh có trong môi trường nước.
 
# Sử dụng chế phẩm sinh học: Sau khi khử trùng môi trường nước được 2 ngày, chúng ta tiến hành sử dụng bổ sung các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có chứa các dòng vi khuẩn như: Bacillus, Latobacilus, Nitrosomonas,… đơn cử là EcoCleanTM Sludge Reducer. Khi bổ sung xuống ao, hàng tỉ tế bào lợi khuẩn sẽ phân hủy các chất mùn bã hữu cơ tích tụ dưới đáy ao, làm sạch nhớt trong nước ao, đồng thời kiểm soát tảo độc giúp nồng độ NH3 và NO2 giảm xuống.
 
vi sinh xử lý đáy ao nuôi tôm ecoclean sludge reducer của Mỹ
 
# Bổ sung thêm các khoáng chất: Đối với tôm nuôi, chúng ta nên bổ sung thêm bột tỏi, Vitamin C, men tiêu hóa và các khoáng chất để cải thiện lại hệ thống tiêu hóa giúp tôm tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với môi trường, giúp tôm mau lớn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về việc xử lý hiện tượng ô nhiễm đáy ao nuôi tôm. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: 3N - EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Những lưu ý trong xử lý đáy ao nuôi tôm, cá
Đối với người nuôi tôm, giai đoạn cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới và quy trình quản lý đáy ao trong suốt vụ nuôi là vấn đề hàng đầu được đặt ra.