Có người ví tôm thẻ chân trắng như một “cô gái yếu đuối” với đặc tính khá “đỏng đảnh” khi nuôi. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về những điểm mạnh yếu của loài tôm này, bà con sẽ đạt hiệu quả cao khi nuôi.
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-the-chan-trang-thanh-cong-cua-lao-nong-xu-nghe

Từ kinh nghiệm của lão nông xứ Nghệ

Người đàn ông mà visinhthuysan.vn muốn nói tới là ông Vũ Văn Đức, người được bà con nuôi tôm nơi đây gọi với danh “vua tôm”. Theo lời giới thiệu của một số vị lãnh đạo sở NN-PTNT Nghệ An thì ông Đức được coi là người nuôi tôm giỏi nhất xứ Nghệ.
 
Theo kinh nghiệm mà ông Đức chia sẻ, khi nuôi tôm thẻ chân trắng nên thả giống ở mật độ dưới 80con/m2. Sau khi nuôi khoảng 2 tháng, khi tôm đạt cỡ thương phẩm (dù còn nhỏ) thì tiến hành thu tỉa, số còn lại tiếp tục nuôi kết hợp thu tỉa dần để giảm mật độ, và giá bán cũng sẽ cao hơn nhiều. Hơn nữa, với cách làm này, rất hiệu quả đối với những hộ không có khả năng và điều kiện để đầu tư lớn.
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-the-chan-trang-thanh-cong-cua-lao-nong-xu-nghe
 
Cũng theo ông Đức, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh là điều đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị thành công cũng khiến tôm chậm lớn, dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí bị thua lỗ. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh một số loại bệnh chưa có thuốc đặt trị khiến tôm chết hàng loạt. Bên cạnh đó, cần nắm vững những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả và quan trọng là phải có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng để nâng cao ý thức chung, tránh tình trạng “đèn nhà ai nấy sáng”.

Và ý kiến của chuyên gia

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, mặc dù tôm thẻ chân trắng có nhiều đặc tính được cho là ưu việt như: thời gian nuôi ngắn, sức sống cao, khả năng kháng bệnh tốt,… Mặc dù vậy, bà con cũng không được chủ quan. Chẳng hạn như việc thả tôm với mật độ quá dày đặc (100con/m2) sẽ dẫn đến tôm chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ sống thấp dẫn đến thất bại.
 
kinh-nghiem-nuoi-tom-the-chan-trang-thanh-cong-cua-lao-nong-xu-nghe
 
Bên cạnh đó, khi chọn mua giống cần tìm đến những cơ sở sản xuất có uy tín, tuyệt đối không mua giống tô trôi nổi không rõ nguồn gốc.
 
 
Tôm thẻ chân trắng có khả năng nuôi ở mật độ cao, năng suất và hiệu quả. Song, nghề nuôi tôm chịu nhiều rủi ro về thiên tai và dịch bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc nắm rõ cách quản lý tảo độc bằng chế phẩm sinh học bà con khi nuôi tôm cần lưu ý ngoài việc chọn số vụ và tuân thủ lịch thời vụ, nhất thiết phải thực hiện nghiêm ngặt mọi khâu kỹ thuật.
 
Theo tạp chí thủy sản - EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng , tôm thẻ chân trắng , nghề nuôi tôm
kinh-nghiem-nuoi-tom-the-chan-trang-thanh-cong-cua-lao-nong-xu-nghe2017922143140299.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản