Rong là những loài sinh vật thường phát triển dưới đáy ao nuôi tôm và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của tôm như: làm cản trở hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, cạnh tranh oxy trong nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước gây mất cân bằng tảo, gây biến động môi trường nuôi,… Ngoài ra, khi rong phát triển quá nhiều, những cá thể già sẽ chết đi và nổi lên mặt nước, sau một thời gian ngắn sẽ phân hủy gây ô nhiễm ao nuôi và làm chết tôm.

Vì sao rong đáy phát triển?

Theo ThS. Lâm Thị Ngọc Trân (TTKN Cà Mai) cho biết nguyên nhân xuất hiện rong đáy là do nước ao nuôi quá cạn (dưới 0.8m), tảo không phát triển nên ánh sáng xuyên xuống nền đáy ao nuôi và làm cho rong đáy phát triển mạnh. Ở những ao nuôi ít cải tạo hoặc cải tạo không triệt để, ao nhiều chất hữu cơ,… cũng thường gặp phải tình trạng tương tự.
 
Ở những ao nuôi tôm nước lợ hoặc hệ thống ao nuôi quảng canh cải tiến, các loại rong đáy thường phát triển mạnh gồm: rong đuôi chồn, rong mền, rong nhớt,… Tuy vậy, việc xử lý rong đáy trong ao nuôi tôm không phải là điều đơn giản bởi nếu bà con không thực hiện đúng cách sẽ khiến tôm nuôi bị sốc, yếu sức,… dẫn đến phát bệnh.
 
cách xử lý rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm hiệu quả

Cách xử lý rong đáy phát triển

Tuy nhiên, nhiều bà con có thói quen sử dụng các loại hóa chất như đồng sulphat (CUSO4), BKC, Formol,… để diệt rong đáy. Song, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất có thể sử dụng lâu dài bởi những loại hóa chất này chỉ có tác dụng tạm thời và sau đó rong đáy sẽ lại phát triển mạnh như ban đầu. Đó là chưa kể đến vấn đề hóa chất sẽ khiến rong chết hàng loạt nếu bà con không xử lý kỹ thì sự phân hủy của rong sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi và chất lượng môi trường nuôi.
 
Do vậy, biện pháp xử lý rong đáy hiệu quả nhất là dùng lưới kéo rong ra khỏi ao nuôi, sau đó dùng vợt vớt những xác rong nổi trên mặt nước, tránh để xác rong chìm xuống đáy ao. Điều quan trọng bà con cần ghi nhớ nếu muốn phòng ngừa rong đáy phát triển là luôn giữ mực nước cao hơn 1m, vì vậy nếu ao nuôi đang gặp vấn đề này thì bà con nên bổ sung thêm nước vào ao nuôi (nên lấy nước từ ao lắng) đồng thời cải tạo ao bằng cách dùng phân vô cơ, phân hữu cơ hoặc các hóa chất gây màu nước để thúc đẩy tảo phát triển, thông thường độ trong của nước nên nằm trong khoảng 30 - 40cm, các yếu tố môi trường luôn ổn định.
 
Bên cạnh đó, bà con nên bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm nuôi để giúp tăng sức đề kháng, đồng thời sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm EcoCleanTM Sludge Reducer để xử lý nền đáy ao hiệu quả.
 
Khi tảo phát triển tốt sẽ tạo thành màn che ngăn chặn ánh sáng chiếu mạnh xuống đáy ao. Thiếu ánh sáng, rong đáy sẽ lụi dần và không phát triển nữa. Từ đó giải quyết triệt để vấn đề rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm.

Kết luận

Đó là cách xử lý rong đáy phát triển hiệu quả nhất mà ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con nuôi tôm, bên cạnh đó bà con có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức khác từ các kỹ sư để có thêm kinh nghiệm. Một lần nữa, chúng tôi xin chúc bà con vụ mùa bội thu!
 

EcoCleanTM Sludge Reducer - Chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản hiệu quả tại Mỹ

Là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ bùn đáy ao, xử lý khí độc và các tạp chất hữu cơ gây mùi từ nguồn phát thải và hồ sinh học. EcoCleanTM Sludge Reducer là sự phối trộn của 8 loài vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, điều này làm cho sản phẩm hiệu quả trên một loạt các chất nền khác nhau và điều kiện môi trường khác nhau. Ngoài ra, công thức pha trộn vi sinh và hỗn hợp của 23 vitamin thiết yếu, kích thích sinh học, các enzyme để xử lý bùn đáy. Sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí nạo vét và giảm hình thành bùn đáy, loại bỏ khí độc tích tụ trong lớp bùn. Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062
 
kết quả trước và sau khi xử lý bằng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản ecoclean sludge reducer
Kết quả trước và sau khi xử lý bằng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản EcoCleanTM Sludge Reducer. Photo by EcoClean.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kinh nghiệm xử lý rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm , xử lý rong đáy trong ao tôm , kinh nghiệm xử lý rong đáy , vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm , nghề nuôi tôm