Như bà con đã biết, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, giá trị kinh tế cao,… bên cạnh đó tôm thẻ cho năng suất thu hoạch lớn. Tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản được rất nhiều người nuôi lựa chọn để nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh.
 
Thế nhưng, để vụ nuôi tôm thẻ chân trắng trúng mùa bà con cần phải nắm vững những kỹ thuật nuôi tôm, đồng thời quản lý ao nuôi hợp lý và phản ứng kịp thời với dịch bệnh trong vùng. Nhằm giúp bà con hiểu rõ hơn về điều này, hôm nay visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng chúng tôi tìm hiểu những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây mang hiệu quả kinh tế cao.
 
ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-o-mien-tay-hieu-qua-kinh-te-cao 1
Nhiều bà con ở miền Tây trúng mùa nhờ áp dụng những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả. Ảnh: EcoClean.

Áp dụng thành công kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây

Nếu được nuôi đúng kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng sẽ hạn chế được dịch bệnh đồng thời cho năng suất cao khi thu hoạch, bên cạnh đó trong quá trình nuôi cũng ít tốn công chăm sóc, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.
 
Dưới đây là một số kỹ thuật đã được bà con nơi đây áp dụng thành công:

1) Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-o-mien-tay-hieu-qua-kinh-te-cao 2
Cải tạo ao chuẩn bị vụ nuôi mới là một kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng. Ảnh minh họa.
 
Cũng như các đối tượng thủy sản khác, ao nuôi tôm thẻ cần được cải tạo và xử lý đúng kỹ thuật trước mỗi vụ nuôi. Trong đó:
 
a) Đối với ao nuôi mới xây dựng:
 
Sau khi ao được xây xong, cần ngâm ao từ 2-3 ngày rồi xả hết nước đề tháo rửa. Thực hiện liên tục như vậy từ 2-3 lần, sau đó dùng vôi bột bón đều lên bờ và đáy ao để khử rửa và diệt tạp, tùy theo pH của đất đáy ao mà lựa chọn liều lượng thích hợp.
 
Sau khi bón vôi, tiến hành phơi ao 7-10 ngày để diệt tảo, vi khuẩn gây bệnh, khí độc tích tụ dưới đáy. Sau đó, cấp nước vào ao và gây màu nước để chuẩn bị thả giống.
 
b) Đối với ao nuôi cũ:
 
Cần tháo kiệt nước sau khi thu hoạch vụ trước, nạo vét lớp bùn nhão và cày xới đáy ao, bón vôi bột với liều lượng 500-1.000kg/ha ao nuôi. Tiến hành phơi đáy ao từ 10-15 ngày.
 
Sau đó, cấp nước vào ao với mực nước cao khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống hoặc Chlorin từ 3-6 ngày. Sau đó tháo hết nước trong ao và bơm nước sạch vào để rửa ao (thực hiện từ 1-3 lần). Cuối cùng, cấp nước vào ao đạt độ sâu khoảng 1.5-2m và gây màu nước chuẩn bị thả tôm giống. Lưu ý: Nước cấp vào ao phải là nước sạch đã được xử lý ở ao lắng và qua lưới lọc.

2) Kỹ thuật gây màu nước ao nuôi tôm thẻ bằng phân bón

Màu nước là rất quan trọng trong nuôi tôm, bà con có thể dựa vào màu nước để đánh giá chất lượng nước trước khi thả tôm giống. Trộn phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1:9 bón với liều lượng 1.5kg/ha đáy ao để gây màu nước. Nước có màu xanh đọt chuối là lý tưởng nhất để thả tôm giống, các phiêu sinh và vi sinh vật trong ao sẽ là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn đầu.
 
Ngoài ra, bà con cần lưu ý điều chỉnh độ trong của nước trên dưới 40cm là tốt nhất.

3) Kỹ thuật thả giống tôm thẻ

ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-o-mien-tay-hieu-qua-kinh-te-cao 32
Chọn đàn giống tôm thẻ khỏe mạnh, đầy đủ phụ bộ,... Ảnh minh họa.
 
Theo các chuyên gia, việc mua tôm giống tại các cơ sở có uy tín và lựa chọn những đàn tôm giống khỏe mạnh, không nhiễm dịch bệnh, đầy đủ phụ bộ,… là một kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng vụ nuôi. Chọn tôm giống đều và cùng lứa, cỡ tôm dài khoảng 1cm và thả với mật độ 15.000 con/ha.
 
Khi thả tôm giống, bà con cần lưu ý thả vào buổi chiều hoặc lúc trời mát, người thả đứng ở đầu hướng gió và bắt đầu thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao nuôi để tránh tôm bị sốc môi trường, dễ bị hao hụt lớn.

4) Kỹ thuật quản lý ao nuôi

Theo dõi ao nuôi thường xuyên và điều chỉnh các yếu tố trong nước: pH, oxy hòa tan, độ mặn,… luôn ở mức ổn định. Không cho tôm nuôi ăn quá nhiều thức ăn, điều này sẽ khiến ao nuôi phú dưỡng tạo điều kiện cho tảo độc phát triển mạnh mẽ, chất hữu cơ dư thừa tích tụ dưới ao hình thành khí độc H2S, NO2, NH3 khiến tôm ngộ độc và chết hàng loạt. Ngược lại, nếu cho ăn không đầy đủ tôm sẽ bị còi cộc, chậm lớn, lâu lột xác,…
 
Tốt nhất, ngày đầu tiên dùng 2kg thức ăn cho 100.000 con giống, mỗi ngày tăng 0.2 kg/100.000 con giống liên tục trong 20 ngày đầu tiên. Bắt đầu từ ngày thứ 21 trở đi, mỗi ngày tăng 0.5 kg/100.000 con giống. Trong tháng nuôi đầu tiên bà con nên rải thức ăn quanh bờ ao, mỗi ngày cho tôm ăn từ 2-3 lần. Kể từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, cho tôm ăn mỗi ngày 4 lần, cho ăn bằng cách rải đều khắp ao. Tuy nhiên, cần tùy chỉnh thức ăn hợp lý.
 
 
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây đã giúp bà con vươn lên làm giàu. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ trang bị thêm những kiến thức cần thiết để vụ nuôi tăng năng suất. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm , tôm thẻ chân trắng , nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

7 yếu tố quan trọng cần lưu ý trước khi thả nuôi tôm sú giống
Các yếu tố môi trường ao nuôi giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm sú. Do vậy, bà con cần lưu ý các yếu tố như: màu nước, pH, độ mặn,… để vụ nuôi tôm được thành công.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...
Vì sao độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm? Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả?
Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định năng suất của vụ nuôi. Sau đây là cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả bà con nên biết.
Kỹ thuật kích thích tôm thẻ chân trắng lột xác đồng loạt nhanh cứng vỏ
Người nuôi luôn muốn kích thích tôm lột xác đồng loạt, nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm lột xác đồng đều giúp tăng khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh.