Trong nuôi tôm sú thâm canh, nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nước ngày càng xấu đi là do cho tôm ăn dư thừa thức ăn và lượng chất thải của tôm quá nhiều. Kết quả kiểm tra hàm lượng Nitơ và Phospho trong nước ao cho thấy tôm chỉ sử dụng 21% N và 19% P (Trong đó chỉ có 22% tổng lượng N đưa vào ao được chuyển hóa thành sản phẩm, và có đến 57% lượng N thải ra môi trường nước và 14% N lắng đáy). Lượng còn lại phân rã trong môi trường hoặc lắng đáy, khoảng 14% N và 21% P tổng lượng thức ăn sau khi phân phân rã được thực vật nổi sử dụng. Lượng phân rã còn lại được các loài vi khuẩn, nấm phân hủy và sử dụng. Như vậy, để nuôi được 1 tấn tôm thịt, môi trường phải gánh chịu 30 kg N và 3,7 kg P. Dấu hiệu dễ nhận biết thức ăn dư thừa là môi trường nước trở nên xanh đột ngột, hàm lượng NH4+/NH3 tăng bất thường, tôm hoạt động yếu hơn,…lúc này người nuôi tôm cần khống chế lại lượng thức ăn bằng cách thay đổi vị trí đặt sàng ăn, ghi nhận thời gian hết thức ăn trong sàng, quan sát đường ruột tôm, chỉ nên cho ăn từ đủ đến thiếu hoặc thậm chí có thể cắt cử ăn vào buổi sáng trong 1 đến 2 ngày để giảm thiểu lượng hữu cơ do thức ăn thừa gây ra.
 
tảo xanh trong ao nuôi thủy sản
 
Một ao nuôi tôm thông thường thì sự xuất hiện của các loài tảo chiếm ưu thế thường theo thứ tự từ tảo silic tảo lục tảo lam hoặc tảo giáp tảo mắt, là do ảnh hưởng của sự tích tụ hàm lượng các muối dinh dưỡng đặc biệt là Nitơ và Phospho trong nước và đáy ao. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng hàm lượng Nitơ và Phospho là nguyên nhân gây biến đổi thành phần loài tảo trong ao. Trong quá trình nuôi, lượng NO2-, lượng NO3- tăng đáng kể theo thời gian nuôi, lượng NH4+ tăng trong tháng nuôi đầu và có xu hướng cân bằng về cuối vụ là do tảo hấp thụ trong quá trình quang hợp. Hàm lượng P thải ra từ thức ăn thừa được tảo hấp thụ mạnh, tuy nhiên do hàm lượng quá lớn nên dẫn đến hiện tượng quá dư thừa về cuối vụ. Khi tỉ lệ N/P từ 5/1 xuống còn 2/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo lam phát triển. Đó là lý do tại sao tảo lam hay phát triển vào cuối vụ nuôi.
 
Như vậy càng về cuối vụ thì lượng P tích tụ trong nước quá nhiều, lượng N đồng thời từ thức ăn dư thừa và chất thải tôm không phải là nhỏ, nhưng thì tỉ lệ N/P trong nước càng giảm là do N lắng đáy. Do đó, để cải thiện hiện tượng này, ngay từ tháng nuôi đầu tiên ao nuôi cần được bổ sung men vi sinh có chứa Nitrobacter và Nitrosomonas dạng viên hoặc dạng bột cho nền đáy và môi trường nước để thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ nhằm giảm thiểu ô nhiễm đáy ao và tạo ra NH4+ cho tảo hấp thu. Đồng thời, việc cào nhẹ nền đáy ao bằng dây xích (kéo đáy) là cần thiết nhằm giải phóng lượng Nitơ tích tụ trên nền đáy ra môi trường nước để hạn chế tảo lam và để đảm bảo tỉ lệ N/P lớn hơn 7/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo lục, tảo silic phát triển.
 
Ngoài ra sự xuất hiện của tảo giáp và tảo lam trong ao nuôi vào thời điểm ban đầu nguyên nhân là do tảo có sẵn trong nguồn nước cấp hoặc có sẵn trong đất đáy và mé ao, dẫn đến tình trạng tảo phát triển quá mức và chiếm ưu thế khi tôm nuôi vào giai đoạn 2 tháng tuổi trở đi. Để khắc phục tình trạng này thì trước khi cấp vào ao nuôi, nước phải được xử lý triệt để diệt hết tảo bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC, Formaline,…

Cách diệt tảo xanh bằng phương pháp sinh học

Đối với tảo xanh nói riêng và tảo độc nói chung thì cả phương pháp cơ học lẫn hóa học đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến tôm cá trong ao nuôi, do vậy cách xử lý thường được các chuyên gia khuyến khích là sử dụng phương pháp sinh học. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dùng EcoCleanTM AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản để xử lý. Với mật độ hàng tỉ vi sinh có lợi sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tảo xanh, qua đó kiểm soát được sự phát triển của tảo xanh cũng như tảo xanh sẽ bị tiêu diệt vì không còn thức ăn. Vi sinh vật sẽ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho tôm cá nuôi trong ao.
 
vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản diệt tảo xanh trong ao nuôi ecoclean aqua

Cách sử dụng EcoCleanTM AQUA diệt tảo xanh

EcoCleanTM AQUA là men vi sinh ở dạng rắn hòa tan, do đó trước khi sử dụng nên hòa lượng sản phẩm xử lý với 100 lít nước sạch, khuấy đều từ 5 - 30 phút sau đó rải đều lên bề mặt ao nuôi. 1 gói 100gram dùng cho 1.000 m3  ao nuôi.
 
Tùy theo thời gian và mật độ nuôi sẽ có lượng sản phẩm khác nhau. Sau đây là bảng liều lượng chuẩn bạn nên tham khảo:
 
liều lượng sử dụng men vi sinh ecoclean aqua

Kết luận

Tảo là thành phần quan trọng có tác dụng đầu tiên là tạo màu nước cho ao nuôi, cân bằng hệ sinh thái nước ao. Nhưng sự xuất hiện quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững đặc điểm và điều kiện phát triển của mỗi loài tảo để có hướng điều chỉnh lượng tảo thích hợp, kích thích tảo có lợi, hạn chế tảo gây hại phát triển. Điều cần lưu ý là không cho ăn dư thừa thức ăn, đây là chìa khóa thành công cho vụ nuôi.
 
Nguồn: Aquanetviet - EcoClean t/h.