Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.

Chính vì thế, không ít ao nuôi gặp thiệt hại và tổn thất lớn. Dưới đây, các chuyên gia đã liệt kê ra những sai lầm kỹ thuật khi nuôi tôm thẻ chân trắng mà nhiều bà con thường mắc phải. Hãy cùng visinhthuysan.vn tìm hiểu ngay sau đây!

Chất lượng con giống

Nhiều bà con thường nghĩ TTCT dễ nuôi nên chủ quan khi lựa chọn con giống. Theo kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng từ các lão nông, việc chọn con giống chất lượng là một việc làm hết sức quan trọng. Không chỉ tôm nuôi phát triển nhanh mà còn hạn chế dịch bệnh trong suốt vụ nuôi. Thế nhưng, một số bà con vì quá chủ quan nên chọn nhà cung cấp con giống trôi nổi, giá thành rẻ, tiềm ẩn dịch bệnh, tôm bệnh… dẫn đến vụ nuôi thất bại và ảnh hưởng đến các khu vực nuôi lân cận.
 
nhung-sai-lam-trong-ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-nhieu-ba-con-mac-phai 2

Mật độ thả nuôi

Bên cạnh đó, một sai lầm trong kỹ thuật nuôi TTCT chính là mật độ thả nuôi không phù hợp với điều kiện thực tế, mật độ con giống quá cao dẫn đến việc thiếu hụt thức ăn, thiếu oxy,… khiến tôm bị suy yếu, bùng phát dịch bệnh.
 
Người nuôi nên thả tôm với mật độ phù hợp với điều kiện hạ tầng và kinh nghiệm của bản thân. Theo các chuyên gia, mật độ thả nuôi không lớn hơn 100con/m2 sẽ giúp tôm có đủ điều kiện để phát triển, giảm được chi phí đầu vào và rút ngắn thời gian nuôi.
 
nhung-sai-lam-trong-ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-nhieu-ba-con-mac-phai 1

Không định hướng được quy trình kỹ thuật

Trong nuôi TTCT, khâu định hướng quy trình kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến khả năng sống của tôm, diễn biến môi trường và năng suất của vụ nuôi. Nhiều người nuôi do quá chủ quan vào kỹ thuật vốn có của mình mà lơ là việc định hướng rõ ràng quy trình kỹ thuật, nên khi ao nuôi xảy ra sự cố thì việc xử lý phải mất nhiều thời gian. Trong thời gian xử lý, tôm bị suy yếu không phát triển. Trường hợp diễn biến tốt tôm có thể hồi phục sau vài ngày, nếu gặp trục trặc thì rủi ro càng cao.
 
Mặt khác, việc quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một loại hóa chất hoặc loại thuốc nào đó mà không kết hợp với việc giải độc, cân bằng các yếu tố môi trường: pH, oxy hòa tan,… thì tỉ lệ tái phát bệnh trở lại rất cao.
 
 
Trên đây là một số sai lầm trong kỹ thuật nuôi TTCT nhiều người nuôi đang mắc phải. Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể khắc phục sai lầm và trao dồi kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để tôm phát triển tốt hơn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Theo: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: những sai lầm kỹ thuật khi nuôi tôm thẻ chân trắng , nghề nuôi tôm