Ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta rất đa dạng, bên cạnh những vuông tôm, bà con nông dân còn xen kẽ thêm nhiều ao cá thương phẩm, trong đó phải kể đến cá chép.
 
Cũng giống như cá basa, cá hú,… cá chép cũng là loại thủy sản mang đến lợi nhuận cao cho người nuôi. Chính vì vậy, kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm như thế nào cho hiệu quả nhất là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. Để làm được điều đó, bên cạnh quy trình và kỹ thuật nuôi phải được đảm bảo thì việc nắm rõ được tập tính và chọn cá giống cũng như xử lý cá giống đúng kỹ thuật là rất quan trọng ảnh hưởng đến suốt quá trình nuôi.
 
Do vậy, nhằm giúp bà con nắm thêm kiến thức về kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm, EcoClean xin phép được chia sẻ những tập tính và kỹ thuật chọn giống cho loài cá này trong bài viết sau đây!.

Những tập tính của cá chép

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, là một loài cá nước ngọt có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Cá chép có độ dài tối đa khoảng 1.2 mét và cân nặng tối đa khoảng 37.4 kg, tuổi thọ trung bình cao nhất khoảng 47 năm.
 
Cá chép sống ở tầng đáy, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung loài cá này thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu,…). Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0 - 40oC, nhiệt độ lý tưởng nhất ở khoảng 20 - 27oC.
 
nhung-tap-tinh-va-ky-thuat-chon-giong-ca-chep
 
Cá chép thường sống thành bầy đàn, mỗi nhóm có từ 5 cá thể trở lên. Trên lưng chúng có nhiều vảy và là loài cá tạp ăn. Chúng gần như có thể ăn mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm cả các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, sinh vật phù du,… và cả cá chết.
 
Cá chép bắt đầu sinh sản khi > 1 tuổi. Số lượng trứng có thể đẻ được khoảng 150.000 - 200.000 trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào mùa xuân - hè (tương ứng tháng 3 - 6) và mùa thu (tương ứng tháng 8 - 9). Cá chép thường đẻ nhiều vào ban đêm và trứng cá sẽ bám vào rong rêu hoặc dạt vào cái bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước.

Kỹ thuật chọn giống và xử lý cá chép giống trước khi thả

a. Chất lượng cá giống:

Là yếu tố quyết định đến quá trình nuôi. Do vậy, bà con có thể kiểm tra chất lượng cá giống bằng cách quan sát cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát theo đàn, phản xạ nhanh với tiếng động. Khi vớt cá lên cá quẫy lộn lung tung, toàn thân trơn bóng, không bị rách vây, không bong tróc vảy, không khô mình, không mất nhớt, không bệnh….

b. Kích cỡ cá giống

Tùy theo từng loài cá, điều kiện ao nuôi và thời gian nuôi. Đối với ao nhỏ, dễ quản lý chăm sóc, thời gian nuôi dài thì thả giống nhỏ. Ngược lại, nếu ao rộng khó chăm sóc quản lý hoặc nuôi trong thời gian ngắn thì thả cá giống lớn.

c. Dùng cá thử nước ao nuôi

Bà con có thể thử nước trong ao nuôi bằng cách cắm rổ thưa hoặc cái vó nhỏ xuống ao, thả vào trong đó 10 - 15 con cá giống. Sau đó, quan sát cá trong khoảng 30 phút, nếu thấy cá hoạt động bình thường là nước trong ao có thể nuôi, ngược lại nếu thấy cá yếu hoặc chết thì phải tạm ngưng việc thả cá để xử lý lại nguồn nước cấp vào ao. Bà con nên tìm hiểu một số dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi cá của Mỹ để đạt hiệu quả tốt hơn.
 
nhung-tap-tinh-va-ky-thuat-chon-giong-ca-chep

d. Tắm cho cá giống để phòng bệnh

“Tắm cho cá giống” thật ra là việc thả cá vào nước muối NaCL nồng độ 3% sau khi mua cá giống về. Mục đích của việc làm này là để phòng các bệnh mà cá có thể gặp phải.
 
Bà con tắm cho cá bằng cách dùng chậu chứa 10 lít nước sạch, hòa tan 300g muối ăn vào nước, dùng vợt bắt cá thả vào trong chậu khoảng 10 - 15 phút.

e. Lưu ý chênh lệch nhiệt độ nước nuôi

Tình trạng chênh lệch nhiệt độ giữa nước trong ao nuôi và nước chứa cá có thể sẽ khiến cá bị “xốc” nước. Chính vì thế, để đảm bảo cho cá an toàn khi thả cá xuống ao, bà con cần chú ý cân bằng nhiệt độ nước giữa 2 môi trường nuôi, đặc biệt là trong mùa hè.
 
Bà còn có thể thực hiện bằng cách ngâm túi cá xuống ao nuôi từ 5 - 10 phút trước khi thả. Sau đó mở dây buộc túi, hai tay ấn dìm một nửa miệng túi xuống nước, cho nước ngoài ao từ từ vào túi, khi thấy cá khỏe, bơi ngược dòng nước thì thả cá ra ao. Chú ý thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.
 
 
Như vậy, EcoClean vừa chia sẻ đến bạn đọc một số tập tính của cá chép và kỹ thuật nuôi cá chép quan trọng đó là chọn giống cũng như xử lý cá giống trước khi thả. Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm kiến thức khi nuôi giống cá thương phẩm này. Ở những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con những kỹ thuật xử lý ao nuôi cũng như kỹ thuật nuôi tăng năng suất.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên trong ao hiệu quả cao
Trong bài viết hôm nay, visinhthuysan.vn sẽ cùng bà con tìm hiểu về một kỹ thuật mới đó là kỹ thuật nuôi cá chép sinh sản tự nhiên trong ao hiệu quả. Mời bà con cùng theo dõi!
Kỹ thuật nuôi cá chép giòn thương phẩm và kỹ thuật nuôi cá chép
Nếu như cá chép giòn thương phẩm giúp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con thì cá chép ông Táo giúp tăng lợi nhuận vào những tháng cuối năm. Chính vì thế, trong bài viết này ECOCLEAN sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi cá chép cho từng loài khác nhau, hy vọng giúp bà con nâng cao năng suất và thu nhập từ vụ nuôi.
Cận cảnh
Đó là hộ nuôi của ông Nguyễn Trung Tựu - xã Nam Tân trên sông Kinh Thầy. ECOCLEAN xin mời bà con cùng xem những hình ảnh 'hô biến' cá chép thường thành cá chép giòn được phóng viên NNVN ghi lại nhé!
Nuôi cá chép giòn bằng hạt đậu tằm hiệu quả cao
Cá chép giòn được xem là loại cá thương phẩm mang đến lợi nhuận ổn định cho bà con. Qua bài viết ngắn sau đây, hy vọng bà con sẽ tìm được mô hình nuôi cá chép giòn hợp lý nhất.