Cá chép giòn được xem là loại cá thương phẩm mang đến lợi nhuận ổn định cho bà con bởi loài cá này rất được ưa chuộng tại cá nhà hàng hiện nay cùng mức giá tương đối cao. Các món ăn được chế biến từ cá chép giòn tương đối đa dạng và được thực khách tỏ ra thích thú. Nhưng, làm thế nào để xây dựng được mô hình nuôi cá chép giòn hiệu quả? Đó chắc chắn là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm ,nhất là những ai muốn bắt đầu khởi nghiệp với loài cá này.
 
Vậy, qua bài viết ngắn sau đây, EcoClean hy vọng bà con sẽ tìm ra được câu trả lời phù hợp nhất cho mình!

Tập tính và đặc điểm của cá chép giòn

Trước khi tìm hiểu mô hình nuôi cá chép giòn hiệu quả, tốt nhất bà con nên nắm rõ một số đặc điểm và tập tính của loài cá này. Trước đây có người hỏi tôi rằng “cá chép giòn và cá chép thường là 2 loài khác nhau phải không? Làm sao phân biệt cá chép giòn và cá chép thường?”. Trên thực tế, cá chép giòn thực chất chính là cá chép thường nhưng đến khi đạt trọng lượng nhất định (khoảng 1kg) sẽ được “vỗ béo” bằng hạt đậu tằm (một loại thức ăn đặc biệt cho cá chép) giúp thịt cá thay đổi cấu trúc và trở nên giòn dai hơn.
 
Nếu xét về hình thù, cá chép giòn trông cũng chẳng khác gì với cá chép thường. Điểm khác nhau rõ rệt nhất là thịt của cá chép giòn dai hơn, ngon hơn, khi ăn không thể dùng đũa để dẻ mà phải dùng dao hoặc kéo cắt thành miếng vừa miệng.
 
Ngoài ra, thời gian nuôi cá chép giòn thường kéo dài hơn cá chép thường khoảng 3 tháng.
 
Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật nuôi cá chép

Mô hình nuôi cá chép giòn của lão nông miền Tây  hiệu quả

Lão nông mà tôi muốn đề cập với bà con trong bài viết này chính là ông Phạm Đăng Thập - người đầu tiên ở miền Tây trở thành tỷ phú từ nghề nuôi cá chép giòn.
 

Ông Phạm Đăng Thập bên những con cá chép giòn vàng ươm.
 
Bước vào con đường mòn ở Phường Mỹ Thạnh, Tp. Long Xuyên, An Giang, chúng tôi gặp ông Nguyễn Đặng Thập đang chuẩn bị thu hoạch cá để xuất khẩu. Ông Thập quê ở Thanh Hóa, trước đây học ngành thú y nhưng khi ra trường ông lại làm nghề du lịch. Sau khi chuyển vào An Giang sống, ông Thập lại mưu sinh với nghề nuôi ếch thịt và ba ba. Năm 2017, sau một lần tình cờ nghe thấy giá trị kinh tế cao của giống cá này, sau khi ăn thử và cảm thấy “thịt cá có vị lạ và giòn dai hơn” hơn nên ông quyết định dẹp bỏ nuôi ếch và ba ba để chuyển sang nuôi cá chép giòn.
 
Nhờ kinh nghiệm tích lũy từ nuôi ếch và ba ba trước đây cộng với bản tính chuyên cần, ham học hỏi và nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo nên tỷ lệ cá nuôi hao hụt ít. Ông bắt đầu nuôi từ năm 2017 và đến nay sản lượng mỗi năm cứ tăng đều. Ông Thập chia sẻ “tôi áp dụng nuôi cá như nuôi tôm sú, nghĩa là gắn thêm các quạt nước dưới ao nhằm tăng lượng oxy trong ao nên cá không bị ngộp nên không có tình trạng kén ăn, nổi đầu,… Loài cá này nếu nuôi đúng kỹ thuật, dùng chế phẩm sinh học trong thủy sản hợp lý sẽ ít mắc bệnh như những loài thủy sản khác. Sở dĩ gọi là chép giòn vì thịt của chúng không giống như thịt cá thông thường mà lại giòn giòn dai dai giống như món dồi trường của thịt heo…”“chẳng có bí quyết gì ghê gớm cả, mà tất cả đều do hạt đậu tằm khiến thịt của chúng biến đổi cấu trúc trở nên giòn hơn”.
 
Ông Thập giải thích, giai đoạn đầu sau khi mua cá chép giống thả nuôi thì cho chúng ăn như bình thường, đến độ hơn 6 tháng mới tuyển lựa ra cá đồng kích cỡ khoảng 1kg rồi cho ăn đậu tằm trong khoảng 3 tháng thì cá chép thường sẽ chuyển hóa thành chép giòn. Để kiểm tra, có thể bắt cá lên và quan sát nếu cá nằm im, không giẫy giụa, phóng nhảy,… thì khi đó cá được xem là giòn 100% và có thể thu hoạch. Ông Thập cho biết thêm, nếu khi cho cá ăn đậu tằm mà cá vẫn có thể phóng nhảy chứng tỏ thịt chưa đạt tới độ giòn. Thông thường, thời gian nuôi bằng đậu tằm đủ thời gian sẽ là 5 - 6 tháng.
 

Thu hoạch cá trên ao nuôi của ông Phạm Đăng Thập.
 
Hiện tại, ông Thập thả nuôi 6 bè cá chép giòn, còn nuôi ao mặt nước khoảng 4ha. Mỗi đợt ông Thập thu hoạch khoảng 60 tấn cá chép giòn, giá bán tùy theo kích cỡ sẽ khác nhau. Sau khi trừ các khoảng phí, mỗi năm ông lãi hàng tỷ đồng.

Video phóng sự do đài THVL thực hiện về mô hình nuôi cá chép giòn của ông Phạm Đăng Thập

 
Một nông dân khác ở An Giang cũng thành công với mô hình nuôi cá chép giòn này, đó là anh Chiến (quê Hải Dương) mỗi năm đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Theo anh Chiến, cá nuôi khoảng 9 tháng bằng thức ăn công nghiệp thông thường, sau đó chọn những cơn cá đạt trọng lượng khoảng 1kg trở lên “vỗ béo” riêng bằng đậu tằm. Cứ 1 tấn cá nuôi tiêu tốn 1,5 tấn đậu tằm, cá đạt trọng lượng 1kg tiêu tốn 2kg thức ăn công nghiệp.
 

Anh Chiến bên cá thể chép giòn sắp thu hoạch.
 
 
Từ mô hình nuôi cá chép giòn trên cho thấy, lợi nhuận đến từ loài cá này là tương đối cao, giúp bà con “vươn lên thoát nghèo”. Bên cạnh đó, nguồn đậu tằm hiện nay rất phong phú, được trồng nhiều ở miền Trung, Đà Lạt hay nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan. Vậy, nếu đang muốn khởi nghiệp với nghề nuôi trồng thủy sản, bà con còn chần chừ gì nữa?
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Cận cảnh
Đó là hộ nuôi của ông Nguyễn Trung Tựu - xã Nam Tân trên sông Kinh Thầy. ECOCLEAN xin mời bà con cùng xem những hình ảnh 'hô biến' cá chép thường thành cá chép giòn được phóng viên NNVN ghi lại nhé!
Cá chép giòn khác cá chép thường như thế nào?
Các món ăn được chế biến từ cá chép giòn đang rất được ưa chuộng tại các nhà hàng hiện nay, không chỉ vậy, nhiều thực khách còn tỏ ra khá thích thú với loài cá này. Vậy, có điểm gì đặc biệt ở loài cá chép giòn này?