“Xin chào chuyên gia, tôi thả nuôi tôm thẻ chân trắng được hơn 1 tháng, gần đây khi quan sát tôi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường như: tôm giảm ăn, ruột tôm không đầy, có hiện tượng phân trắng ở góc ao. Bên cạnh đó, nước ao nuôi bị đục mặc dù đã thay nước nhiều lần. Xin hỏi, tôm của tôi đang bị gì và cách nào để điều trị? Vì đây là vụ nuôi đầu tiên nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý, mong các chuyên gia giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn!”.
 
tom-nuoi-bi-benh-phan-trang-va-nuoc-ao-duc-phai-lam-sao 1
Phân trắng nổi ở góc ao.

 
 
Bạn đọc thân mến, dựa trên những dấu hiệu được cung cấp, chúng tôi dự đoán tôm nuôi có khả năng mắc bệnh phân trắng. Đây là một loại bệnh khá phổ biến trên tôm nuôi, đặc biệt là thời điểm sau khi thả nuôi từ 40 ngày trở đi. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn cùng bà con một số kiến thức về phòng và điều trị bệnh phân trắng hiệu quả.

Bệnh phân trắng là gì?

Là một bệnh khá phổ biến trên tôm nuôi, đến nay bệnh phân trắng rất khó trị dứt điểm và vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào có thể trị dứt điểm bệnh này. Mặc dù, đã có nhiều trường hợp bà con trị khỏi bệnh của ao này nhưng khi áp dụng lên ao khác lại không hiệu quả. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do ký sinh trùng bám trên ruột, nhóm vi khuẩn Vibrio, tảo lam, tảo giáp, nồng độ các chất hữu cơ cao,…
 
Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột gây tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này, từ đó tôm không thể hấp thụ được thức ăn, suy giảm miễn dịch tạo điều kiện để các tác nhân cơ hội khác tấn công khiến tôm chết.
 
tom-nuoi-bi-benh-phan-trang-va-nuoc-ao-duc-phai-lam-sao 2

Những triệu chứng của ao tôm bị bệnh phân trắng

- Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn;
- Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn, vỏ mềm, ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng sữa;
- Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao, dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió;

Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng

# Phòng bệnh:

- Kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, quản lý lượng thức ăn hợp lý, xi phông loại bỏ chất thải, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao tôm phân hủy chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao và trong nước;
 
Khi nhiệt độ tăng cao > 32oC, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng cũng đồng thời lượng chất thải tăng nhanh, nhiệt độ cao cũng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, không điều chỉnh lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường.
 
- Thường xuyên bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết vào thức ăn để tôm tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với môi trường. Bảo quản và kiểm tra hạn dùng của thức ăn (độ ẩm, nấm mốc,…);
 
- Luôn duy trì hàm lượng oxy lớn hơn 5ppm và bổ sung chế phẩm sinh học để duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao;
 
tom-nuoi-bi-benh-phan-trang-va-nuoc-ao-duc-phai-lam-sao 3
Chế phẩm vi sinh ECOCLEANTM SLUDGE REDUCER chuyên xử lý bùn đáy và phân hủy chất hữu cơ tích tụ được bà con tin dùng.

# Điều trị bệnh:

Mặc dù bệnh khó điều trị dứt điểm, song, bà con vẫn có thể áp dụng cách điều trị tổng hợp như sau:
 
- Ngừng cho ăn hoàn toàn từ 1-2 ngày, đồng thời chạy quạt tăng cường oxy nhiều nhất có thể;
 
- Thay nước sạch (đã xử lý) khoảng 30-50% lượng nước;
 
- Xử lý làm giảm nồng độ chất hữu cơ trong ao nuôi: Nếu ao có dùng xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông ra ngoài. Nếu ao không có xi phông thì chỉ dùng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản với liều lượng gấp 3 lần so với bình thường để xử lý, không được làm xáo trộn đáy ao khiến H2S khuếch tán gây chết tôm;
 
- Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi vào thức ăn cho tôm ăn;

Cách khắc phục ao tôm bị đục

Về phần ao nuôi tôm bị đục nước, có 3 trường hợp gây nên tình trạng này:
 
- Một là, do mật độ thả tôm quá dày, thức ăn cung cấp cho tôm không đủ lượng và chất, dẫn đến tôm tích cực tìm thức ăn ở đáy ao. Hoạt động này sẽ khiến đáy ao bị khuấy động dẫn đến đục nước, bà con cần điều chỉnh cung cấp đủ thức ăn để khắc phục;
 
- Hai là, có thể trong ao có nhiều loài cá tạp sinh sống (đặc biệt là cá rô phi). Khi chúng làm tổ, ở đáy ao sẽ khiến nước ao bị đục. Trong trường hợp này, bà con nên tiến hành diệt cá để khắc phục;
 
tom-nuoi-bi-benh-phan-trang-va-nuoc-ao-duc-phai-lam-sao 4
Các loài cá tạp sinh sống trong ao cũng là nguyên nhân khiến ao nuôi tôm bị đục.
 
- Bà là, ở những khu vực có tỷ lệ đất sét trong đất cao, sau những cơn mưa lớn rửa trôi bùn đất từ trên bờ xuống gây đục nước. Trường hợp này, bà con có thể dùng CaCO3 với liều lượng 5-10kg/1000m2 để làm trong nước trở lại;

Kết luận

Trên đây là những kiến thức phòng trị bệnh phân trắng và khắc phục ao nước bị đục hiệu quả. Hy vọng bà con có thể áp dụng hiệu quả trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
tom-nuoi-bi-benh-phan-trang-va-nuoc-ao-duc-phai-lam-sao2018319155645909.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản