Theo nhiều tài liệu cho thấy, Việt Nam là một trong các quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với đa dạng chủng loại. Song, theo các chuyên gia cho biết nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi các vấn đề: môi trường nuôi, dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh,… Vì thế, để hạn chế áp lực từ các vấn đề kể trên đồng thời giúp ngành phát triển theo hướng bền vững thì các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản giữ vai trò không nhỏ.
 
Vậy, điều gì đã giúp các chế phẩm vi sinh giữ vài trò quan trọng như vậy?

1) Cơ chế hoạt động tự nhiên

Trong tự nhiên, các tế bào vi sinh được xem là một mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Khi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, các tế bào vi sinh có lợi hoạt động mạnh mẽ và tạo ra các tác động tích cực đối với thủy sản như:
 
- Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng và năng lượng với các loài vi khuẩn gây hại, tảo độc,… qua đó giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của các loài vi khuẩn gây hại, kiểm soát tảo độc hiệu quả,… Điều này được nhiều bà con kiểm chứng hiệu quả trước và sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh nước ao nuôi tôm ECOCLEANTM AQUA.
 
chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoClean Aqua
Chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoClean Aquua. Photo by EcoClean.
 
- Các tế bào vi sinh có lợi còn có khả năng dính bám cao vào thành niêm mạc ruột giúp kích thích tôm cá tiêu hóa tốt hơn, đồng thời tạo ra cơ chế chống lại các mầm bệnh.
 
- Khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ cao, qua đó giúp phân hủy triệt để: thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã hữu cơ,… tích tụ dưới đáy ao nuôi. Kiểm soát và xử lý hiệu quả các khí độc NH3, NO2 và H2S. Bên cạnh đó, các tế bào vi sinh còn giúp ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi.

2) Tính cấp thiết

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã kéo theo không ít hệ lụy khi ngày càng có nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh, công nghiệp,… dẫn đến việc lạm dụng các loại thuốc, kháng sinh,… khiến chất lượng môi trường nuôi suy giảm. Trong nhiều năm trở lại đây, bà con nuôi thủy sản phải “gồng mình” để chống đỡ với các dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều trên tôm, cá,… Việc sử dụng thuốc và kháng sinh để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh không những không mang lại hiệu quả bởi sự phát triển của các vi khuẩn kháng kháng sinh mà thậm chí thủy sản nhiễm kháng sinh còn gây hại cho người sử dụng.
 
vai-tro-cua-che-pham-vi-sinh-trong-nuoi-trong-thuy-san 2
Ngành nuôi trồng thủy sản đang tiến tới phát triển bền vững. Photo by Internet.
 
Trước những vấn nạn kể trên buộc các nhà nghiên cứu phải tìm ra biện pháp thay thế hiệu quả để xử lý dịch bệnh và an toàn cho con người. Và những biện pháp hữu hiệu được đưa ra là áp dụng công nghệ nuôi sinh học (biofloc, copper floc) hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học.

Lời kết

Với tiêu chí hướng ngành nuôi trồng thủy sản tiến tới phát triển bền vững, vai trò của chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp thủy sản phát triển khỏe mạnh, an toàn với con người, mà còn giúp cải thiện chất lượng môi trường nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh cũng là điều mà các khuyên gia khuyến cáo người nuôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h - Trích: Tạp chí thủy sản.
 
Tìm theo từ khóa: chế phẩm vi sinh , vi sinh vật , nuôi trồng thủy sản

Bài viết cùng chuyên mục

Phương pháp cắt tảo hiệu quả bằng vôi kết hợp ổn định tảo bằng chế phẩm vi sinh
Khi tảo độc trong ao nuôi phát triển sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho tôm nuôi, gây dịch bệnh. Chúng tôi xin chia sẻ cách cắt tảo bằng vôi hiệu quả kết hợp ổn định tảo bằng chế phẩm vi sinh.
Làm thế nào để tăng hiệu quả khi sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm?
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới tiêu chí nói KHÔNG với kháng sinh nên cũng vì thế mà các chế phẩm vi sinh trở thành “công cụ đắc lực” trong phòng trị bệnh được các chuyên gia khuyên dùng.
Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh có chứa các chủng Streptomyces, Bacillus và Lactobacillus trên tôm thẻ chân trắng giai đoạn ấu niên
M. García et al, Trung tâm Hóa học Hoạt tính sinh học, Trường Las Villas nghiên cứu ảnh hưởng của riêng hai chủng Streptomyces hoặc kết hợp với vi khuẩnBacillus và Lactobacillus probiotic đối với sự phát triển và tồn tại của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, được cho ăn trong 30 ngày.
Kiểm soát dịch bệnh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm vi sinh
Như đã biết, nghề nuôi tôm đã và đang được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Thế nhưng, theo thống kê từ các chuyên gia, hiện nay sản lượng tôm trên thế giới đang có xu hướng suy giảm mạnh.
vai-tro-cua-che-pham-vi-sinh-trong-nuoi-trong-thuy-san2018416103848984.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản