Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, quản lý FCR là một trong những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và thủy sản nói chung. Vậy, FCR là gì và phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm như thế nào để mang lại hiệu quả? VISINHTHUYSAN.VN sẽ cùng bà con tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây!

FCR là gì?

FCR là viết tắt của Feed Convertion Ration (hoặc Feed Convertion Rate) là tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của tôm nuôi, cách tính dựa trên tỉ lệ giữa tổng lượng thức ăn : tổng trọng lượng thủy sản thu hoạch trên một đơn vị diện tích.
 
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến FCR, gồm: loài nuôi và chất lượng con giống, thức ăn, chất lượng môi trường nuôi. Trong đó:

a) Loài nuôi và chất lượng con giống

Theo các chuyên gia, mỗi loài nuôi khác nhau sẽ có tỉ lệ FCR khác nhau. Chẳng hạn như FCR của tôm sú là 1.6 trong khi ở tôm thẻ chỉ từ 1.1 - 1.3. Bên cạnh đó, chất lượng con giống khi thả nuôi cũng là một yếu tố khiến tỉ lệ chuyển đổi thức ăn của thủy sản nuôi thay đổi theo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tôm giống kém chất lượng (mang mầm bệnh, gen di truyền chậm lớn, hoặc do tôm bố mẹ để nhiều lần,…) khi thả nuôi sẽ chậm tăng trưởng, từ đó kéo theo trọng lượng tôm khi thu hoạch trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống.
 
fcr-la-gi-phuong-phap-cai-thien-fcr-trong-nuoi-tom 2

b) Thức ăn

Thức ăn là một trong 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tôm nuôi. Theo Alcorn (2002), mức độ cho ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản. Khi cho tôm ăn đúng và đủ khẩu phần sẽ giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt hơn, đồng thời giảm các tác động ô nhiễm môi trường ao nuôi từ thức ăn dư thừa.
 
Bên cạnh đó, chất lượng thức ăn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho tôm không đủ cũng khiến tỉ lệ FCR tăng cao bởi tôm chậm phát triển.

c) Môi trường ao nuôi

Trên thực tế, khi chất lượng nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm hoặc vượt ngưỡng chịu đựng sẽ khiến tôm nuôi bị stress, bỏ ăn, chậm lớn, bùng phát dịnh bệnh,… dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi thức ăn FCR tăng.

Phương pháp cải thiện tỉ lệ chuyển hóa thức ăn FCR trong nuôi tôm

Dựa theo những yếu tố kể trên, các chuyên gia đã liệt kê một số phương pháp giúp cải thiện FCR trong nuôi tôm dưới đây, đó là:

1) Chọn tôm giống chất lượng

Để khắc phục FCR, điều đầu tiên các chuyên gia khuyến cáo bà con là chỉ nên chọn mua con giống rõ nguồn gốc, không mang mầm bệnh. Tốt nhất là đến mua trực tiếp tại các nơi cung cấp tôm giống uy tín, không mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.
 
fcr-la-gi-phuong-phap-cai-thien-fcr-trong-nuoi-tom 3

2) Cải tạo ao kỹ và quản lý chất lượng nước

Cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới là việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ giúp phòng dịch bệnh cho tôm khi thả nuôi mà còn loại bỏ các loại giáp xác và cá tạp gây tăng FCR. Bà con có thể tham khảo cách gây màu nước trong ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống trong giai đoạn đầu.
 
Bên cạnh đó, trong suốt vụ nuôi bà con cần quản lý tốt chất lượng ao nuôi thông qua các chỉ số trong nước như: pH, oxy hòa tan, kiềm, chất khoáng,… Trong đó, oxy hòa tan là yếu tố rất quan trọng. Nếu quản lý nước ao nuôi tốt, bà con sẽ giảm được lượng thức ăn thừa và tỉ lệ FCR thấp, từ đó có thể tiết kiệm được đến 10-30% lượng thức ăn và cải thiện chất lượng nước.

3) Quản lý thức ăn hợp lý

Theo những nông dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi tôm thì có 2 điều bà con cần lưu ý:
 
- Không nên cho tôm ăn quá muộn: Vào ban đêm, lượng oxy hòa tan trong các ao nuôi thường xuống thấp. Do vậy, nếu cho tôm ăn quá muộn sẽ khiến ao nuôi bị gặp phải tình trạng thiếu oxy.
 
- Lắp đặt thiết bị sục khí trong khu vực cho ăn: Tiêu hóa thức ăn cũng là một quá trình tiêu hóa oxy, vì thế bà con nên lắp đặt các thiết bị sục khí quanh khu vực cho ăn để cung cấp cho tôm lượng oxy hòa tan ổn định và liên tục để kích thích tôm thèm ăn, cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.
 
- Sử dụng thức ăn phù hợp: Tùy theo từng mô hình nuôi khác nhau mà bà con sử dụng loại thức ăn phù hợp bao gồm: protein, lipid, chất xơ, độ ẩm,…
 
- Điều chỉnh thức ăn hợp lý: Trong thực tiễn, lượng thức ăn sẽ được tôm tiêu thụ hiệu quả hơn khi được chia nhỏ và cho ăn nhiều lần (6-7 lần/ngày). Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bà con có thể lắp thêm các hệ thống máy cho ăn. Tuy nhiên, bà con cũng cần điều chỉnh liều lượng cho tôm ăn theo bảng sau:
 
fcr-la-gi-phuong-phap-cai-thien-fcr-trong-nuoi-tom 4

4) Bổ sung chế phẩm sinh học

Tôm chỉ tiêu thụ tốt thức ăn khi và chỉ khi đường ruột của tôm hoạt động tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tôm tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn khi được bổ sung thêm các chế phẩm sinh học (CPSH) trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các CPSH còn giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với môi trường đồng thời kìm hãm dịch bệnh qua việc kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm: chất thải hữu cơ, khí độc, bùn đáy,… Bà con có thể liên hệ đến Hotline: 0902 853 119 để được hỗ trợ chính xác nhất.
 
chế phẩm sinh học ecoclean Aqua trong nuôi tôm
EcoClean Aqua giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn và kiểm soát tảo độc trong ao - Xuất xứ: USA.
 
 
Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể biết được FCR là gì và làm thế nào để cải thiện tỉ lệ chuyển hóa thức ăn. Nếu làm tốt điều này, bà con sẽ giảm được rất nhiều chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận khi thu hoạch. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Theo: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: phương pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm