Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta. Hơn hết, người nuôi tôm thẻ chân trắng cũng từng bước được cải thiện đời sống kinh tế với nguồn thu nhập ổn định sau mỗi vụ nuôi.
 
Bài viết hôm nay, visinhthuysan.vn sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm tôm thẻ chân trắng bởi qua nắm bắt được những điều này sẽ có thể giúp bà con tăng năng suất khi thu hoạch. Đồng thời, với những bà con muốn khởi nghiệp nghề nuôi tôm với đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng thì đây là bài viết dành cho bạn.

1) Đặc điểm sinh học và tập tính sinh sống của tôm thẻ chân trắng

tim-hieu-ve-dac-diem-tom-the-chan-trang-de-tang-nang-suat-vu-nuoi 2
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: EcoClean.
 
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.

a) Đặc điểm sinh học

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, vì thế chúng có giới hạn rộng về nhiệt độ và độ mặn cùng khả năng thích nghi tốt với môi trường ao nuôi. Cụ thể, chúng có thể sống ở độ mặn trong phạm vi từ 5-50‰, pH từ 7.7-8.3, nhiệt độ 25-32oC và cũng có thể sống trong nhiệt độ từ 12-28oC. Tôm thẻ chân trắng được phân bố ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin,…
 
Bằng cách quan sát, những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng dễ nhận biết như: vỏ tôm mỏng và có màu trắng đục (cũng vì đặc điểm này mà tôm thẻ còn có tên gọi khác là tôm Bạc) hoặc xanh lam, trên thân tôm không có đốm vằn, các chân bò có màu trắng ngà hoặc hơi vàng, dưới chùy tôm có từ 2-6 răng cưa kéo dài tới đốt thứ hai, vỏ đầu có gai đặc trưng của loài tôm,…
 
Ở gian đoạn thành niên, tôm thẻ chân trắng có tốc độ phát triển nhanh hơn tôm sú. Tôm mẹ có khả năng sinh sản sớm, thông thường sau khi đạt khối lượng từ 30-45g/con là chúng có thể tham gia sinh sản. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại tiếp tục phát triển, nhiều tôm mẹ có thể đẻ đến 10 lần/năm.
 
Nhờ sinh sản nhanh cùng số lượng trứng nhiều nên ở các ao hồ tự nhiên có tôm thẻ chân trắng sinh sống thì hầu như quanh năm đều có thể bắt được. Tuy vậy, tùy theo khu vực phân bố mà mùa sinh sản và lượng trứng tôm có thể khác nhau.

b) Tập tính sinh sống của tôm thẻ chân trắng

Trong tự nhiên, đặc điểm tôm thẻ chân trắng thường sống và bắt mồi ở đáy ao cát bùn, tôm trưởng thành sống ở vùng biển ven bờ, tôm con phân bố ở vùng cửa sông (nơi có nhiều chất dinh dưỡng).

2) Đặc điểm dinh dưỡng và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

a) Đặc điểm dinh dưỡng

Cũng như những loài tôm khác, tôm thẻ chân trắng cũng là loài ăn tạp thiên về động vật, chủ yếu là các mùn bã hữu cơ và động thực vật thủy sinh. Tôm thẻ chân trắng có khả năng bắt mồi khỏe và tiêu thụ thức ăn cao, song, thức ăn của chúng không đòi hỏi có lượng đạm cao như tôm sú. Bên cạnh đó, nhu cầu Protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng rất thấp chỉ từ 20-35%.

b) Đặc điểm tăng trưởng

Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng nhanh trong khoảng 60 ngày nuôi đầu và tăng trưởng chậm lại theo thời gian. Do vậy, trong suốt quá trình nuôi bà con cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn và các khoáng chất cần thiết để tôm phát triển tối đa.
 
Khi đến giai đoạn phát triển nhất định, tôm sẽ bắt đầu lột xác và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trọng lượng. Tôm thường lột xác vào ban đêm với chu kỳ thay đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng. Khi lột xác, tôm cần nhiều oxy và dưỡng chất cần thiết để tái tạo nhanh lớp vỏ mới. Bà con có thể đọc bài viết “ Tìm hiểu về chu kỳ lột xác trên tôm thẻ chân trắng ” để nắm rõ hơn.
 
 
Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có thêm kiến thức về đặc điểm sinh học của loài tôm thẻ chân trắng qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho vụ nuôi mới. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: tôm thẻ chân trắng , nghề nuôi tôm , nuôi tôm thẻ

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...
Tôm nuôi bị bệnh phân trắng và nước ao đục phải làm sao?
Bệnh phân trắng là một loại bệnh khá phổ biến trên tôm nuôi, đặc biệt là thời điểm sau khi thả nuôi từ 40 ngày trở đi, rất khó điều trị dứt điểm.
Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả
Theo các chuyên gia, các hiện tượng gây bệnh đục cơ thường xảy ra trên tôm thẻ chân trắng, do vậy bà con khi nuôi tôm thẻ cần lưu ý để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh có chứa các chủng Streptomyces, Bacillus và Lactobacillus trên tôm thẻ chân trắng giai đoạn ấu niên
M. García et al, Trung tâm Hóa học Hoạt tính sinh học, Trường Las Villas nghiên cứu ảnh hưởng của riêng hai chủng Streptomyces hoặc kết hợp với vi khuẩnBacillus và Lactobacillus probiotic đối với sự phát triển và tồn tại của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, được cho ăn trong 30 ngày.