Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc đã và đang được bà con áp dụng rộng rãi trong các ao nuôi thâm canh, mang lại nhiều thành công đáng kể. Trong đó, mật rỉ đường và cám lúa mì được xem là yếu tố quan trọng cung cấp nguồn carbohydrate quan trọng, góp phần sản xuất ra các hợp chất có hoạt tính sinh học trong hệ thống, đồng thời có tác dụng tích cực đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Tóm tắt công nghệ Biofloc trong nuôi tôm

ti-le-mat-ri-duong-va-cam-lua-mi-su-dung-trong-nuoi-tom-theo-cong-nghe-biofloc 1
Ảnh minh họa. Photo by Internet.
 
Biofloc (viết tắc: BFT) là một kỹ thuật bền vững được sử dụng trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh với hệ thống tuần hoàn mà không cần thay nước, với các thành phần chính gồm: vi khuẩn, tảo vi, nấm, rotifers, phiêu sinh vật,…
 
Hệ thống Biofloc được phát triển để nâng cao khả năng kiểm soát môi trường ao nuôi. Thông thường, tại các ao thâm canh thường được thả nuôi với mật độ cao vấn đề xử lý chất thải của tôm luôn được đặt ra hàng đầu. Do vậy, khi áp dụng công nghệ Biofloc vào ao nuôi giúp xử lý chất thải hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với chỉ sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ cũ.
 
Trong hệ thống Biofloc, các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng) chiếm ưu thế, chính vì vậy mà chúng không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường mà còn kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, các hạt floc còn có khả năng trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho tôm nuôi. Bà con có thể xem tiếp bài “Biofloc là gì? Công nghệ Biofloc trong tôm thẻ chân trắng” để hiểu thêm về công nghệ này.

Tỉ lệ sử dụng mật rỉ đường và cám lúa mì trong hệ thống Biofloc

Hiện nay, các chủ đề nghiên cứu về dự báo và kiểm soát Biofloc để phòng bệnh trong nuôi tôm đang được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, các nhà khoa học của Trung Quốc đã nghiên cứu và sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học trong biofloc bằng việc sử dụng mật rỉ đường và cám lúa mì. Cụ thể, các nhà khoa học này tiến hành sử dụng kết hợp mật rỉ đường với cám lúa mì với tỉ lệ khác nhau vào hệ thống Biofloc để thí nghiệm, lần lượt là: nhóm đối chứng không bổ sung (HT0); 100% mật rỉ đường (HT1); 50% mật rỉ đường + 50% cám lúa mì (HT2); 25% mật rỉ đường + 75% cám lúa mì (HT3);
 
ti-le-mat-ri-duong-va-cam-lua-mi-su-dung-trong-nuoi-tom-theo-cong-nghe-biofloc 2
 
Kết quả từ thí nghiệm trên giúp các nhà khoa học kết luận rằng “Các mức polysaccharides trong Biofloc của nhóm HT1 và HT2 cao hơn đáng kể so với HT3. So với nhóm đối chứng, tôm nuôi trong các hệ thống Biofloc hoạt động miễn dịch chống oxy hóa và tăng trưởng của tôm đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong HT1 và HT2”.
 
Theo: Trị Thủy lược dịch - EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: tỉ lệ mật rỉ đường và cám lúa mì sử dụng trong nuôi tôm theo công nghệ biofloc , biofloc , công nghệ biofloc