Trong suốt quá trình nuôi cá nước ngọt, tình trạng ao nuôi bị đục, nước ao có màu sẫm,… khiến cá giống khi thả vào bị chết hoặc chậm lớn không phải là hiếm gặp. Vậy, trong tình huống này bà con mình sẽ xử lý ra sao?
 
Nếu bà con vẫn đang tìm câu trả lời, thì trong bài viết sau đây ECOCLEAN hy vọng sẽ giúp bà con xử lý tốt tình trạng ao nuôi cá nước ngọt hiệu quả nhất!

Giải pháp xử lý ao nuôi cá nước ngọt bị nổi váng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ao nuôi cá nước ngọt bị đục và xuất hiện nổi váng quanh năm. Đây là những ao có độ pH thấp do bị phèn, chua, hoặc tảo phát triển không tốt,… Thông thường, nếu chỉ sử dụng vôi thì bà con khó có thể xử lý hiệu quả.
 
Do vậy, giải pháp xử lý ao nuôi cá nước ngọt bị đục hiệu quả nhất là rửa chua, bón vôi với liều lượng thích hợp, kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý các chất gây ô nhiễm trong ao.

Cách xử lý ao nuôi cá nước ngọt bị đục và nổi váng

Quy trình thực hiện xử lý chung gồm các bước sau:
 
- Bước 1) Thau rửa ao: Tát cạn đáy ao và chỉ giữ lại khoảng 5-10cm, sau đó bón vôi và ngâm ao từ 7-10 ngày. Tháo nước và thực hiện lại Bước 1 khoảng 3 lần;
 
- Bước 2) Cấp nước: Sau khi đã thau rửa ao, bà con tiến hành cấp nước vào ao đạt mức yêu cầu, kiểm tra độ pH nếu đạt từ 7-7,5 thì có thể tiến hành thả cá. Trong một số trường hợp nước ao quá trong, bà con có thể kết hợp gây màu nước sau khi cấp nước;
 
Tuy vậy, như đã nói ở trên, ao nuôi cá nước ngọt bị đục và nổi váng còn do một số nguyên nhân khác, do đó tùy theo trường hợp mà bà con có thể kết hợp để xử lý hiệu quả hơn.

a. Đối với ao nuôi bị ô nhiễm:

Ao nuôi cá nước ngọt bị nổi váng, phải làm sao? 1
 
Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, thiếu oxy hòa tan, cá nuôi bị nhiễm độc,… sẽ khiến cá nuôi bị nổi đầu và chết. Tương tự như xử lý khí độc trong ao nuôi tôm, khi ao nuôi bị ô nhiễm, bà con cần tiến hành khởi động hệ thống quạt nước và bổ sung thêm các sản phẩm nhằm làm tăng lượng oxy hòa tan và đẩy khí độc ra khỏi ao, tiến hành khử trùng ao.
 
Sau khi đã khử trùng ao, các chuyên gia khuyên bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học ECOCLEAN AQUA trộn với mật gỉ đường và sụt khí khoảng 2 giờ, sau đó rải đều lên mặt ao. Mục đích của việc làm này là phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao, giúp giảm hình thành khí độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi đồng thời cung cấp thêm nguồn thực phẩm tự nhiên cho cá. Ngoài ra, bà con có thể trộn thêm và thức ăn cho cá các men tiêu hóa và Vitamin để kích thích cá tiêu thụ thức ăn và tăng sức đề kháng.

b. Đối với ao nuôi bị nhiễm phù sa

Nguyên nhân có thể là do tính chất của đất nền hoặc cá nuôi bị đói nên đã cày đáy, hoặc do trời mới mưa,… Trong trường hợp này ao nuôi sẽ xuất hiện bọt và cá nuôi chậm phát triển. Khi đó, bà con cần xử lý bằng cách hòa nước vôi trong và té khắp ao để kết tủa bùn, sau đó tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia để giải quyết triệt để tình trạng.

c. Đối với ao nuôi xuất hiện tảo xanh

Ao nuôi cá nước ngọt bị nổi váng, phải làm sao? 2
 
Khi độ phì dưỡng của ao nuôi cao sẽ tạo điều kiện cho tảo xanh phát triển ưu thế, trên mặt ao sẽ xuất hiện các mảng tảo xanh. Trong trường hợp này, cách diệt tảo xanh hiệu quả nhất là hạn chế lượng thức ăn cho cá, sử dụng chế phẩm vi sinh để diệt tảo (không nên dùng hóa chất vì sẽ khiến tảo chết hàng loạt gây mất cân bằng ao nuôi), nếu cần thiết bà con nên thay nước.

Kết luận

Đó là một số kỹ thuật xử lý khi ao nuôi cá nước ngọt bị đục và nổi váng. Hy vọng, qua bài viết này bà con sẽ có thêm kiến thức để xử lý khi gặp tình huống tương tự. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
ao-nuoi-ca-nuoc-ngot-bi-noi-vang-phai-lam-sao20171120101452893.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản