Tôm hùm, loài hải sản mạnh mẽ của biển xanh nhờ thân hình cơ bắp, lớp vỏ xù xì cùng đôi càng đầy sức mạnh. Với nhiều thực khách, tôm hùm được xem là vua của loài tôm và chỉ dành cho dân sành ăn có “điều kiện”. Chính vì vậy, dù ở bất kỳ quốc gia nào thì giá tôm hùm cũng ở ngưỡng cao hơn so với các loại hải sản khác.
 
Ở nước ta, nghề nuôi tôm hùm đã và đang giữ vai trò quan trọng trên cán cân kinh tế của nhiều thành phố ven biển nhờ giá trị kinh tế cao. Và trong bài viết này, ECOCLEAN xin bật mí với bà con mô hình nuôi tôm hùm lồng bằng chế phẩm sinh học hiệu quả và thành công!

Chuẩn bị lồng nuôi:

Trước tiên, lồng nuôi cần phải được vệ sinh, kiểm tra các yếu tố như: khung sắt, lưới bọc,… sau đó di chuyển đến vị trí nuôi. Vị trí nuôi tốt nhất là nơi kín gió, nguồn nước sạch không vẩn đục, không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các khu công nghiệp, trồng trọt, đô thị,… bên cạnh đó, nguồn nước phải đảm bảo lưu thông tốt, chất đáy là cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ hoặc vỏ động vật thân mềm.
 
Tiến hành xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, san phẳng và dọn sạch nền đáy, sau đó đặt lồng lên.

Chọn tôm giống:

Tôm trắng phải được mua ở những trại giống uy tín, kiểm tra kỹ lưỡng. Do đây là giai đoạn tôm có sức đề kháng yếu, dễ nhạy cảm với môi trường nên nguồn giống nên được khai thác tại địa phương để tránh sự khác biệt về môi trường, tôm giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vỏ sáng bóng, đầy đủ râu chân vầ các bộ, thân hình cân đối, đều cỡ,…
 
Sau khi đã chọn được đàn giống ưng ý, tiến hành đưa giống đến địa điểm nuôi. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý nên vận chuyển giống vào buổi sáng sớm, trước khi vận chuyển bà con dùng thùng xốp và cho nước biển vào 2/3 thùng, sau đó cho vào thùng 500-1.000 con và sục khí.
 
Bật mí mô hình nuôi tôm hùm trong lồng bằng chế phẩm sinh học thành công 1

Tiến hành xuống giống:

Trước khi xuống giống, bà con nên đổ dần dần nước từ môi trường vào thùng chứa tôm và để trong khoảng 30-60 phút để tôm thích nghi với nhiệt độ tự nhiên và hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Sau đó, tiến hành thả tôm xuống lồng nuôi.
 
Khi ương tôm, bà con nên lưu ý đối với tôm trắng là 90 con/m2. Sau khi tôm được 60 ngày tuổi thì tiến hành san thưa với mật độ 20-30 con/m2, sau khi tôm đạt 90 ngày tuổi tiếp tục san thưa với mật độ 15-20 con/m2. Khi san thưa cần lưu ý kích cỡ tôm để phân bố đều.

Quản lý và chăm sóc tôm với chế phẩm sinh học ECOCLEAN:

Tôm hùm là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai và các loại nhuyễn thể. Chủ yếu cho tôm hùm ăn thức ăn tươi, tùy vào kích cỡ tôm mà ta có thể băm nhỏ thức ăn hoặc không. Có thể cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày tập trung vào buổi sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn hàng ngày chiếm khoảng 15-20% trọng lượng tôm. Đặc biệt trước khi lột xác 4-5 ngày tôm ăn rất mặt và sẽ giảm ăn trong thời kỳ lột xác.
 
Khi mới bắt đầu nuôi, sử dụng vi sinh EcoClean AQUA đánh ao nuôi 1 lần/tuần để giúp xử lý môi trường nuôi tôm. Liều lượng cụ thể bà con liên hệ Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062 để được tư vấn chính xác nhất.
 
Mỗi ngày, bà con nên lặn xuống kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng sức khỏe và hoạt động của tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh phù hợp.
Định kỳ 7-10 ngày tiến hành vệ sinh lồng nuôi một lần để đảm bảo môi trường nuôi luôn sạch sẽ và thông thoáng, phòng tránh dịch bệnh.
 
Bật mí mô hình nuôi tôm hùm trong lồng bằng chế phẩm sinh học thành công 2

Kết luận

Khi bà con thực hiện đúng quy trình, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản EcoClean AQUA sẽ giúp xử lý làm sạch môi trường lồng nuôi, phân hủy khí độc NH3 phát sinh từ các chất thải của tôm đồng thời bổ sung thêm vào lồng những phụ gia thực phẩm tự nhiên cho tôm, giúp kích thích tôm hùm tiêu thụ thức ăn và phát triển nhanh. Như vậy, chế phẩm sinh học EcoClean AQUA vừa làm sạch môi trường nuôi, vừa giúp tôm hùm phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh. Đây là mô hình nuôi tôm hình đạt hiệu quả cao và bền vững. Chúc bà con thành công!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm hùm , tôm hùm , nghề nuôi tôm