Tôm thẻ chân trắng (TTCT) được xem là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể giúp bà con thoát nghèo. Song, người nuôi tôm thẻ chân trắng lại luôn bị đe dọa bởi dịch bệnh và điều này gây không ít khó khăn. Trong đó, không thể không nói đến bệnh đen mang đã khiến nhiều hộ nuôi phải lâm vào cảnh “trắng tay”. Vậy, những nguyên nhân nào khiến tôm nhiễm bệnh? và
cách phòng bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng như thế nào?... ECOCLEAN xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Những nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tôm nhiễm bệnh đen mang. Trong đó:
- Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, nước trong ao không được làm sạch lâu ngày dẫn đến ao tích tụ nhiều tạp chất hữu cơ, tảo tàn và thức ăn thừa;
- Những ao nuôi có mật độ thả cao, sục khí không đủ, ít sử dụng
vi sinh xử lý đáy khiến đáy ao chứa nhiều mùn bã hữu cơ được tích tụ, hàm lượng Nitrat và các khí độc Amoniac cao;
- Nồng độ pH nước thấp, nước nhiễm kim loại nặng, mang tôm bị đóng rong tạo điều kiện cho các chất hữu cơ bám vào khiến mang tôm bị chuyển màu đen;
Khi bị bệnh đen mang, tôm xuất hiện các triệu chứng:
- Mang tôm có màu nâu hoặc đen, các bộ phận trên thân tôm như: chân, đuôi,… cũng bị đen;
- Tôm bị nổi đầu hoặc bơi lờ đờ trên mặt nước, có lúc dạt bờ;
- Tôm xuất hiện dấu hiệu giảm ăn, phát triển chậm hoặc chết rải rác;
Cách phòng trị bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng
Để bà con kịp thời ứng phó khi xuất hiện bệnh, bà con cần làm những điều sau:
a) Đối với tôm chưa nhiễm bệnh:
Bệnh đen mang thường xuất hiện ở những ao nuôi có tôm lớn từ tháng thứ 2 trở lên, do vậy ngoài việc chọn lựa những con giống khỏe mạnh khi thả nuôi, để phòng bệnh đen mang bà con nên:
- Quản lý tốt khẩu phần ăn của tôm, tuyệt đối không nên cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa, thức ăn và tạp chất hữu cơ tích tụ lâu dưới đáy;
- Thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tảo thông qua màu nước, nếu tảo phát triển quá dày đặc cần có giải pháp kiểm soát tảo hiệu quả để tránh hiện tượng tảo tàn gây ô nhiễm nguồn nước. Luôn đảm bảo màu nước và độ pH ở mức ổn định;
- Bổ sung Vitamin C và các khoáng chất vào thức ăn cho tôm để tôm tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu với môi trường. Định kỳ sử dụng các
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý các yếu tố môi trường giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh;
Chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao EcoClean Sludge Reducer. Photo by EcoClean.
b) Đối với tôm đang nhiễm bệnh:
Khi tôm xuất hiện những triệu chứng nhiễm bệnh, bà con cần tiến hành:
- Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn, thay nước ao nếu cần thiết. Nước cấp vào ao phải được lấy từ ao lắng hoặc đã qua các công đoạn khử trùng;
- Bà con có thể sử dụng chế phẩm vi sinh EcoClean Sludge Reducer theo liều của nhà sản xuất tạt đều xuống đáy ao nhằm mục đích xử lý bùn đáy ao và kiểm soát khí độc NH3/NO2 trong ao;
Bệnh đen mang là căn bệnh nguy hiểm trên tôm thẻ chân trắng gây thiệt hại đáng kể đến vụ nuôi. Vậy nên, với những kiến thức vừa chia sẻ chúng tôi hy vọng bà con có thể xử lý kịp thời khi ao nuôi gặp sự cố. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.