bệnh đốm đen trên tôm thử chân trắng 1
 
Đối với bà con nuôi tôm, bệnh đốm đen đã quá quen thuộc. Chúng thường xuất hiện nhiều trên tôm thẻ chân trắng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi và nếu không được phát hiện kịp thời căn bệnh này sẽ gây ra nhiều thiệt hại đến sức khỏe của tôm. Đã có nhiều trường hợp số lượng tôm chết đến 80% - 90%  vì không có biện pháp phòng trị hiệu quả. Vậy, bệnh đốm đen là gì và cách điều trị ra sao?

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ là gì?

Thoạt nhìn, khi mắc bệnh trên tôm sẽ xuất hiện nhiều đốm màu đen nhỏ li ti nằm rải rác khắp thân hoặc tạo thành từng đốm lớn có màu sắc đen hoặc tối màu, đuôi tôm bị mỏng, phụ bộ bị tổn thương, mòn đuôi và cụt râu,… Kèm theo đó là những biểu hiện như: tôm bỏ ăn hoặc giảm bắt mồi, bơi lờ đờ và mọi hoạt động trở nên chậm chạp. Khi bệnh trở nặng, bà con quan sát sẽ thấy tôm rỗng ruột, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đen và có mùi hôi.
 
Trên thực tế, không có phương pháp đặc trị thật sự hiệu quả khi tôm mắc bệnh đốm đen và việc điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, thông thường khi tôm bị đốm đen thì bà con nên tiến hành thu hoạch ngay để tránh tôm bị yếu và chết.
 
Trong một số trường hợp, tôm thẻ đã lột xác và sắp đến lúc thu hoạch vẫn mắc bệnh đốm đen, mặc dù tôm mắc bệnh đốm đen vẫn có thể sử dụng được, song, người tiêu dùng khó tính lại “từ chối” tôm bệnh từ đó kéo theo giá thành giảm đáng kể.
 

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Theo các nhà khoa học, bệnh đốm đen trên tôm thẻ được gây ra là do một loài vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước ao nuôi. Loài vi khuẩn này có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm bằng các chất men đặc biệt được chúng tiết ra. Ở những ao nuôi dơ bẩn hoặc bị ô nhiễm tích tụ khí độc NH3, NO2 và H2S cao khiến hàm lượng oxy trong nước giảm là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho loài vi khuẩn độc hại này phát triển.

Biện pháp phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Để phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ, bà con cần thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh ao nuôi, kiểm tra chất lượng nước ao. Bên cạnh đó, cần định kỳ chài tôm để kiểm tra tình trạng sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu của bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
 
Luôn đảm bảo các thông số: pH, Oxy, hàm lượng kim loại,… bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra lượng khí độc tồn trong ao. Nuôi tôm với mật độ thả hợp lý đúng quy trình và phải chọn tôm giống khỏe mạnh, không bệnh tật.
 
Ngoài ra, bà con nên dùng chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sảnvi sinh xử lý khí độc để khử các chất độc, tạp chất ô nhiễm lắng tụ trong lớp bùn đáy cũng như khi độc phát sinh. Kết hợp với quản lý thức ăn của tôm, bổ sung thêm Canxi, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm.
 
bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng 3

Kết luận

Trên đây là một số điều mà ECOCLEAN muốn chia sẻ đến bà con khi nuôi tôm thẻ, đồng thời cảnh báo và phòng bệnh đốm đen cho tôm. Hy vọng bài viết sẽ được bà con đón nhận nhiệt tình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...
Tìm hiểu về đặc điểm tôm thẻ chân trắng để tăng năng suất vụ nuôi
Nhìn chung, tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi, năng suất cao với nguồn thu nhập ổn định. Hiểu rõ được đặc điểm sinh học và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi tin chắc vụ nuôi sẽ cho năng suất cao.
Tôm nuôi bị bệnh phân trắng và nước ao đục phải làm sao?
Bệnh phân trắng là một loại bệnh khá phổ biến trên tôm nuôi, đặc biệt là thời điểm sau khi thả nuôi từ 40 ngày trở đi, rất khó điều trị dứt điểm.
Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng: Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả
Theo các chuyên gia, các hiện tượng gây bệnh đục cơ thường xảy ra trên tôm thẻ chân trắng, do vậy bà con khi nuôi tôm thẻ cần lưu ý để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
benh-dom-den-tren-tom-the-chan-trang-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri20171023144212857.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản