Hiện nay, mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ,… được phổ biến ở nhiều khu vực trong cả nước (nhất là khu vực ĐBSCL) đã mang đến nhiều lợi ích đáng kể về mặt kinh tế cho bà con nông dân. Thế nhưng, việc bà con ồ ạt nuôi lại dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao hơn. Trong đó, đục cơ được xem là dịch bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên tôm càng xanh, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho các trại giống và hộ nuôi.
 
Trong bài viết hôm nay, ECOCLEAN xin mời bà con cùng tìm hiểu về dịch bệnh nguy hiểm này cũng như cách phòng trị bệnh đục cơ trên tôm càng xanh, xin mời bà con cùng theo dõi!

Bệnh đục cơ là gì?

Dấu hiệu lâm sàng nổi bật nhất của bệnh đục cơ là xuất hiện màu trắng đục ở phần đuôi, nên còn có tên gọi khác là bệnh trắng đuôi, đây là một bệnh nguy hiểm trên tôm càng xanh bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.
 
Ở giai đoạn ấu trùng khi mắc bệnh tôm có thể chết từ 30% - 100% chỉ trong thời gian rất ngắn, và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tôm trong ao ương hay ao nuôi thịt với tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 70-80%.
 
Khi mắc bệnh, tôm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: tôm bơi lờ đờ, có dấu hiệu giảm ăn, giảm vận động, ngừng lột xác, phần cơ bụng chuyển sang mờ đục sau đó lan rộng ra toàn thân và đầu tôm, khi bệnh nặng sẽ gây hoại tử phần đuôi tôm. Tỷ lệ chết là 100% sau 2-3 ngày kể từ ngày phát hiện các dấu hiệu lâm sàng.

Cách phòng trị bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

cách phòng trị bệnh đục cơ trên tôm càng xanh 2
 
Theo các chuyên gia, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh đục cơ trên tôm càng xanh, do vậy cách tốt nhất là khuyên bà con nên phòng bệnh trước khi bùng phát. Theo đó:
 
- Một là, chọn lựa tôm giống thật kỹ trước khi thả nuôi. Không mua tôm giống nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường. Chọn mua tôm ở những trại giống có uy tín, không mua ở những cửa hiệu trôi nổi, kém chất lượng sẽ gây tổn thất nặng nề về sau;
 
- Hai là, môi trường ao nuôi rất quan trọng. Do vậy, bà con cần chuẩn bị ao nuôi thật kỹ, xử lý bùn đáy ao nuôi tôm diệt khuẩn, nước cấp vào ao nuôi phải qua lưới lọc hoặc xử lý trước. Bà con cần lưu ý, tôm càng xanh rất nhạy cảm với các loại hóa chất, do vậy việc đưa hóa chất vào xử lý môi trường sẽ có nguy cơ thất bại cao;
 
- Ba là, định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để làm sạch môi trường nước, khử khí độc và xử lý đáy ao nuôi. Bên cạnh đó, cách chế phẩm này còn cung cấp thêm cho tôm nguồn thức ăn tự nhiên cùng các lợi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy tôm phát triển nhanh và khả năng chống chịu với môi trường cao hơn;
 
 
Nhìn chung, bệnh đục cơ trên tôm càng xanh nói riêng là một căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị mà thiệt hại do bệnh gây ra là tương đối lớn. Do vậy, ECOCLEAN hy vọng bài viết ngắn vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con trong công tác nuôi trồng. Chúc bà con vụ mùa bội thư
 
Nguồn: ECOCLEAN t/h.
 
ECOCLEAN là dòng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản hiệu quả của Mỹ. Không chỉ giúp xử lý nước nuôi thủy sản mà còn trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng đối với các loại thủy sản trong hồ nuôi. Bên cạnh đó, với các dòng vi sinh được phân lập chuyên biệt trong xử lý khí độc H2S, NH3 và NO2 giúp phòng ngừa dịch bệnh, xử lý nước trong ao nuôi được sạch và tôm cá phát triển mạnh, giúp tăng sản lượng hải sản khi thu hoạch.
 
Tìm theo từ khóa: bệnh đục cơ trên tôm càng xanh , bệnh trên tôm , nghề nuôi tôm
benh-duc-co-tren-tom-cang-xanh-nguyen-nhan-va-cach-phong-tri20183915219961.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản