Tương tự như một số loại cá khác, cá chép thường mắc phải một số bệnh trong quá trình thả nuôi, nhất là khi môi trường ao nuôi không được đảm bảo tốt nhất. Vậy, đó là những bệnh gì? Cách phòng và điều trị ra sao? ECOCLEAN xin mời bà con theo dõi bài viết sau đây:

Những bệnh thường gặp trên cá chép

Để bà con kịp thời điều trị khi cá mắc bệnh, chúng tôi xin liệt kê một số căn bệnh phổ biến phổ biến thường xuất hiện khi nuôi cá chép và cách điều trị bà con nên lưu ý, gồm:

a. Bệnh xuất huyết (đốm đỏ)

- Triệu chứng: Khi cá chép mắc bệnh này thường xuất hiện dấu hiệu da cá xỉn màu, mất nhớt khô ráp. Bên cạnh đó những đốm đỏ xuất hiện trên thân, các gốc vây quanh miệng. Vảy bong ra và xuất hiện những vết lở loét ăn sâu vào cơ thể, có mùi tanh đặc trưng. Hậu môn sưng đỏ, bụng có thể trướng to, các vây sơ rách, tia vây cụt dần. Khi mắc bệnh, cá sẽ ăn kém và bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi mổ cá sẽ thấy thành ruột xuất huyết có nhiều chỗ bị hoại tử, trong xoang bụng xuất huyết có dấu hiệu tích nước,...
 
- Nguyên nhân: Màu nước đậm đặc, nắng nóng, cá ăn nhiều và thải ra, nước xanh đậm, vi khuẩn phát triển mà không có có nước thay.
 
- Cách trị bệnh: Khi bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn thì đầu tiên là khử trùng, tiếp đến là dùng kháng sinh. Sử dụng một số loại hóa chất và thực hiện như sau:
+ Khử trùng: Đầu tiên, dùng KMnO4 (thuốc tím) hoặc viên sủi TCCA. Sau 48 tiếng thì dùng các chế phẩm sinh học xử lý nước ao nuôi. Lưu ý, nên chọn những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu.
 
+ Trị bệnh: dùng kháng sinh AMOXICILLIN, RIFAMYCIN hoặc các loại kháng sinh khác như DOXYCYCLIN trộn với thức ăn và cho ăn từ 5 - 7 ngày liên tục. Lưu ý, nếu cám đã nấu rồi thì phải đợi cho nguội rồi mới trộn kháng sinh vào, liều lượng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi trộn kháng sinh thì nên giảm lượng thức ăn từ 30 - 40% thức ăn để cá ăn hết.
 
Không để nước có màu quá đậm: nếu ao không thay được nước thì phải tăng quạt oxy hoặc sục khí để tăng oxy, nếu ao thay được nước thì sau khi khử trùng xong thì thay nước và đến kỳ đảm bảo nước không bị xanh đậm quá là cơ bản có thể  khắc phục được bệnh.
 
+ Phòng bệnh: Vitamin C, bón vôi 2l/tháng. Khi nắng nóng thì giảm từ 30 - 40% thức ăn. Lưu ý, khi cá đã mắc bệnh thì không dùng vôi khử nữa, vì vôi chỉ có tác dụng phòng chứ không còn tác dụng khi cá đã bệnh nặng.
 

b. Bệnh thối mang

- Triệu chứng: Khi mắc bệnh, da cá trở nên màu đen, mang rách nát, thối rửa và dính đầy rong rêu, bùn đất. Bề mặt xương nắp mang xuất huyết, ăn mòn có hình dạng không bình thường. Các tơ mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong lá mang xuất huyết. Cá bơi lội tách đàn, chậm chạp trên mặt nước, bắt mồi giảm hoặc không bắt mồi.
 
 - Cách trị bệnh: Dùng một trong số các loại thuốc sát trùng như: BKC, TCCA hoặc IODINE để trị bệnh cho cá. Lưu ý chỉ nên chọn một loại thuốc để sử dụng, không nên kết hợp quá nhiều loại thuốc lại với nhau sẽ không có tác dụng. Kết hợp với bật quạt nước hoặc máy bơm mục đích để thông thoáng mang cá, bổ sung Vitamin C và các thuốc giải độc gan để tăng sức đề kháng vì đây là bệnh do virus.
 
- Cách phòng bệnh: Đối với những bà con nuôi cá chép chưa mắc bệnh thì tuyệt đối không đưa nguồn nước không an toàn vào vì dễ lây lan dịch bệnh. Đối với những bà con nuôi cá đã bị bệnh rồi thì khi tháo nước trong ao nuôi ra cần khử trùng nước trước khi tháo để không lây lan dịch bệnh cho các hộ xung quanh.
 

c. Bệnh do trùng mỏ neo

 - Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những chỗ bị trùng mỏ neo bám vào, khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy giống hình của chiếc mỏ neo.
 
Nếu cá nhỏ bị trùng mỏ neo bám vào, có thể gây hiện tượng chết hàng loạt. Ngược lại, nếu cá lớn bị trùng mỏ neo bám vào sẽ là hệ quả cho nhiều chứng bệnh khác. Bệnh phổ biến trên hầu hết các loại cá nuôi như: trắm cỏ, chép, mè, rô phi,…
 
- Cách trị bệnh: Dùng 500gram lá xoan ngâm vào 1m3 khối nước trong khoảng 7 ngày để lá xoan phân hủy và các hợp chất có trong lá xoan giúp diệt trùng, hoặc bà con cũng có thể sử dụng chiết xuất của lá xoan để rút ngắn thời gian xử lý. Trong trường hợp bà con muốn xử lý nhanh chóng thì có thể sử dụng viên sủi TCCA hoặc POVIDINE để diệt nhanh trùng mỏ neo.
 

Kết luận

Trên đây là một số bệnh phổ biến thường gặp trên cá chép và cách điều trị của chuyên gia. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo thêm dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá EcoCleanTM Aqua nhập từ Mỹ của chúng tôi. Hy vọng bà con sẽ có thêm kiến thức điều trị bệnh cho vụ nuôi cá chép của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: Cách phòng và điều trị một số bệnh phổ biến trên cá chép , phòng trị bệnh trên cá chép , trị bệnh đốm đỏ , trị bệnh trùng mỏ neo , trị bệnh thối mang , bệnh trên cá nước ngọt