Tảo là yếu tố không thể thiếu trong ao nuôi tôm, có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. Song, sự xuất hiện quả “dày đặc” của tảo là nguyên nhân gây ra biến động môi trường nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của tôm.
Bên cạnh những loại tảo có lợi phổ biến như: tảo lục, tảo khuê,… không chứa độc tố, ít gây hiện tượng nở hoa khi phát triển nhiều trong ao… thì tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là những loài tảo độc gây hại. Khi chúng phát triển chiếm ưu thế trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan và sinh ra nhiều chất độc.
Bây giờ, bà con hãy cùng ECOCLEAN tìm hiểu rõ hơn về những loài tảo độc và cách quản lý tảo độc hiệu quả nhất bằng chế phẩm sinh học.
Những loại tảo độc gây hại phổ biến
a. Tảo lam
Tảo lam (còn gọi là tảo xanh) rất thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm, cá. Đây thật chất là loài vi khuẩn lam có khả năng quan hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo. Khi tảo lam phát triển mạnh, nước ao sẽ có màu xanh đậm, xanh nước sơn, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt, tảo lam thường có xu hướng nổi thành từng mảng trên mặt nước và dạt về cuối gió.
Khi tảo lam phát triển đến giai đoạn trưởng thành sẽ có dạng sợi hoặc dạng hạt, chúng sẽ thải chất nhờn vào nước ao gây tắc nghẽn mang tôm. Ngoài ra, một số trường hợp khi tôm bị bệnh phân trắng thường phát hiện nhóm tảo này trong đường ruột ở dạng chưa tiêu hóa.
Trong ao nuôi, Nitơ (N) và Phospho (P) là hai yếu tố quan trọng giúp loài tảo này phát triển. Khi tỉ lệ N:P = 7:1 thì tảo lam sẽ phát triển và chiếm ưu thế. Do vậy, bà con có thể xem bài
Tảo xanh và cách diệt tảo xanh trong hồ nuôi tôm cá để có biến pháp xử lý hiệu quả nhất.
b. Tảo mắt
Tảo mắt được xem là sinh vật chỉ thị môi trường, do đó khi tảo mắt xuất hiện chứng tỏ ao nuôi đang gặp vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ, nền đáy nhiễm bẩn. Thông thường, tảo mắt chủ yếu phân bố trong môi trường nước ngọt và hiếm thấy trong ao nuôi tôm.
Khi tảo mắt chiếm ưu thế trong nước, nước sẽ có màu xanh rau má hoặc màu nâu đen. Các ván màu xanh, vàng, đỏ, nâu nổi tập trung trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Quan sát tảo mắt trên kính hiển vi có thể thấy tảo mắt di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào có điểm mắt màu đỏ.
Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh và gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao, gây ô nhiễm nặng hơn cho môi trường nước ao.
c. Tảo giáp
Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, vì thế nếu tôm ăn trúng loại tảo này sẽ mắc chứng khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân tôm đứt khúc. Không chỉ là nguyên nhân gây hiện tượng phát sáng trong ao, sự xuất hiện của tảo giáp còn là nguyên hân làm cho tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước.
Khi tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều đó là biểu hiện của nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao nước ao sẽ có màu nâu đỏ hoặc màu trà sẫm, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ.
Theo TS. Trần Thị Ngọc Lan (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) thì tảo là một thành phần không thể thiếu trong các ao hồ và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy sản nuôi. Tuy nhiên, cần kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích sự phát triển của tảo có lợi và hạn chế tảo độ hại phát triển. Đó là việc làm cần thiết để đảm bảo dưỡng khí cho nước và đảm bảo môi trường ao nuôi.
Vì sao nên dùng chế phẩm sinh học để xử lý tảo trong ao nuôi?
Không thể phủ nhận hiệu quả khi dùng biện pháp hóa học để xử lý tảo trong ao nuôi. Tuy nhiên, nếu dùng phương pháp này sẽ khiến tảo chết hàng loạt gây biến động chất lượng nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm. Bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi trong ao, tồn lưu hóa chất,…
Do vậy, phương pháp sinh học sử dụng
vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoCleanTM Aqua là lời khuyên của các chuyên gia ECOCLEAN dành cho bà con để khống chế sự phát triển của tảo độc.
Đây là sản phẩm dạng bột hòa tan, do đó để phát huy tối đa hiệu quả bà con có thể dùng 1 gói 100gram khuấy đều với 100 lít nước (hoặc ít hơn) và sau đó rải đều lên ao nuôi.
Mỗi gói 100gram bà con có thể xử lý cho 1.000m3, bà con nên đánh vào ban đêm và duy trì cách 7 ngày đánh 1 lần. Sản phẩm đã được bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Giờ,… sử dụng và hiệu quả kiểm soát tảo rất tốt.
Đây là dòng vi sinh được sản xuất và đóng gói tại Mỹ và không qua pha chế nên bà con hoàn toàn an tâm về hiệu quả.
Kết luận
Qua bài viết này, ECOCLEAN hy vọng bà con sẽ có thêm kiến thức giúp ích cho vụ nuôi tôm của mình, nhất là bà con mới bắt đầu bước vào nghề sẽ có thêm kiến thức về
tảo độc và cách quản lý tảo hiệu quả. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.