Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm ở nước ta đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, mật độ thâm canh hóa ngày càng cao, biến đổi khí hậu,… là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho tôm. Điều này không chỉ đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm mà quan trọng là gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho bà con.
 
Chính vì vậy, bằng những kiến thức có được, ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con cách chuẩn đoán và điều trị các bệnh phổ biến trên tôm, đồng thời nêu lên những nguyên nhân gây bệnh để bà con bổ sung kiến thức phục vụ cho vụ nuôi tôm của mình.

1. EMS/AHPND - Bệnh hoại tử gan, tụy cấp tính

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS) còn có tên gọi khác là “bệnh gan” đã gây thiệt hại đáng kể cho bà con nông dân.
 
EMS/AHPND - Bệnh hoại tử gan, tụy cấp tính

Nguyên nhân gây bệnh:

Do một chủng vi khuẩn duy nhất khả phổ biến là Vibrio parhaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus phage (hay thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tạo ra một loại độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Vibrio parhaemolyticus xâm nhập vào cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm.

Chuẩn đoán bệnh:

Đối với tôm thẻ chân trắng, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi tôm bệnh là khối gan tụy teo có màu nhạt hoặc trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Đối với tôm sú khi mắc bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn, các biểu hiện trên gan tụy tương tự như trên tôm thẻ chân trắng.
 
EMS/AHPND - Bệnh hoại tử gan, tụy cấp tính
EMS/AHPND - Bệnh hoại tử gan, tụy cấp tính
Tôm nhiễm bệnh (trái) và tôm khỏe mạnh.

Cách phòng trị bệnh:

Chọn tôm giống khỏe mạnh, trước khi thả nuôi cần kiểm tra độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để đảm bảo mật độ Vibrio luôn ở mức an toàn. Tại một số cuộc hội thảo tư vấn các khu vực nuôi tôm bị bệnh hoại tử, các chuyên gia đã cảnh báo đến việc sử dụng các chế phẩm sinh học kém chất lượng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gan tụy. Do vậy, bà con có thể tham khảo các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản chất lượng uy tín từ Mỹ thương hiệu ECOCLEAN. Ngoài ra, trong quá trình nuôi nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, có thể nuôi luân canh với các loại thủy sản khác như: cá kèo,…

2. WSD - Bệnh đốm trắng

Có 3 trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện các dấu hiệu bên ngoài rất giống nhau, gồm:
- Do virus: bệnh do White Spot Syndrome Virus (WSSV) gây ra, chúng được phân loại thuộc giống mới Whisopvirus, họ mới Nimaviridae.
- Do vi khuẩn: bệnh do vi khuẩn Bacterial White Sppt Syndrome (BWSS), một số nghiên cứu cho rằng nó có liên quan đến một số vi khuẩn thuộc họ Bacillaceae.
- Do môi trường: khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước ao cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện những đốm trắng trên vỏ.

Cách chuẩn đoán bệnh:

Việc cần làm đầu tiên khi phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng là nhanh chóng xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Nên tiến hành xét nghiệm PCR WSSV ngay khi tôm có dấu hiệu đốm trắng để có kết quả nhanh chóng và chính xác. Nếu kết quả PCR dương tính với WSSV thì thu hoạch ngay, ngược lại có thể nuôi tiếp và tiến hành các biện pháp xử lý tùy theo trường hợp.
 
WSD - Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ.
 
- Đối với tôm nhiễm bệnh do virus: Xuất hiện nhiều đốm trắng kích thước từ 0.5 - 2.0 mm xuất hiện bên trong vỏ đặc biệt là vỏ giáp đầu, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lây lan toàn thân. Khi bị bệnh, tôm sẽ hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi còn xuất hiện thêm dấu hiệu đỏ thân. Tôm dương tính với WSSV sau khi xuất hiện các đốm trằng từ 3 - 10 ngày sẽ chết.
 
WSD - Bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng trên tôm sú.
 
- Đối với tôm nhiễm bệnh do vi khuẩn: Tôm mới nhiễm bệnh vẫn còn hoạt động ăn mồi và lột vỏ, có khi các đốm trắng mất đi sau khi tôm lột. Khi nhiễm nặng hơn, tôm chậm lột vỏ, chậm lớn và chết rải rác nhưng không chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh xuất hiện các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp trên cơ thể. Nhìn chung tôm bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn ăn chậm hơn nhưng không gây thiệt hại đáng kể.
 
- Đối với tôm nhiễm bệnh do môi trường: Khi môi trường nuôi biến động hoặc ô nhiễm tôm sẽ dễ dàng mắc bệnh này. Các đốm trắng sẽ xuất hiện ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khỏe mạnh. Tôm vẫn hoạt động bình thường và ăn đều, không có dấu hiệu tôm tấp bờ, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm.

Cách phòng trị bệnh:

Bà con muốn phòng bệnh đốm vằng tốt cho tôm thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xét nghiệm, chọn tôm bố mẹ, tôm giống không nhiễm WSSV, tôm có sức khỏe tốt.
- Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, không nên thả nuôi vào mùa lạnh.
- Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải được lắng lọc kỹ, tuyệt đối tránh trường hợp lấy trực tiếp từ tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: cua, còng, các loài chim,…
- Quản lý và thường xuyên theo dõi chặt chẽ môi trường nước ao.

3. IHHNV - Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh do infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mới Brevidensovirus. Tôm nhiễm bệnh này thường có kích thước nhỏ, không đồng đều, làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế khi thu hoạch.
 
IHHNV - Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Chuẩn đoán bệnh:

- Đối với tôm thẻ chân trắng: Khi nhiễm bệnh sẽ có dấu hiệu chủy bị cong hoặc biến dạng, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biểu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăng queo, tôm bị còi cọ và giảm tăng trưởng từ 10 - 30%.
 
- Đối với tôm sú: Khi nhiễm bệnh, tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục, nếu đang ở giai đoạn sau khi thả giống từ 10 - 20 ngày tôm sẽ chết.
 
IHHNV - Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Cách phòng trị bệnh:

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là bà con nên chọn lựa tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh. Tại các trại sản xuất giống, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiệt trùng trứng và ấu trùng. 

Tóm tắt nội dung phần 1, còn tiếp phần 2…

Trong phần 1 này, ECOCLEAN đã chia sẻ đến bà con 3 bệnh phổ biến thường gặp trên con tôm gồm: bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu, cũng như cách chuẩn đoán và phòng trị bệnh khi tôm có những biểu hiện bất thường. Chúng tôi hy vọng bà con sẽ có thêm kiến thức nuôi tôm để cùng nhau “vươn lên làm giàu”. Đừng quên đón xem tiếp phần 2 nhé! Chúc bà con vụ mùa bội thu! 
 
Nguồn: EcoClean t/h.