Tình trạng tôm chậm lớn, chết hàng loạt vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân xảy ra tương đối phổ biến ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước. Có 2 nguyên do chính khiến bà con bị “tổn thất” là do tôm giống hoặc do chất lượng nước ao nuôi. Việc nhiều bà con chọn mua giống tôm “trôi nổi” ở những cơ sở không đạt tiêu chuẩn, chất lượng tôm giống không đảm bảo,… thì vụ tôm bị thất thoát là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do mà các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên cho mỗi hộ nuôi tôm.
 
Nhưng, với nhiều bà con vụ nuôi tôm là yếu tố “sống còn” nên phần lớn sẽ chọn mua giống nuôi ở những cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tôm khỏe dáng đẹp,… với mong muốn thu được vụ mùa bội thu. Song, nếu tôm vẫn gặp những vấn đề kể trên thì có thể nguyên nhân gây ra liên quan đến cách thức cải tạo ao nuôi và quản lý chất lượng nước.
 
Từ đó, nguyên tắc cốt lõi mà EcoClean muốn chia sẻ với bà con chính là “nuôi tôm phải quản lý tốt chất lượng nước”.
 
de-tom-nuoi-duoc-khoe-can-nho-nguyen-tac-cot-loi-sau-day 1

Nuôi tôm phải quản lý tốt chất lượng nước

Chất lượng nước là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của tôm. Do vậy, khâu cải tạo và quản lý chất lượng nước góp vai trò quan trọng trong suốt vụ nuôi. Nhiều bà con nuôi tôm đã khẳng định vụ nuôi sẽ đạt năng suất cao hơn nếu áp dụng đúng nguyên tắc này.

Vậy, quản lý chất lượng nước bằng cách nào?

Theo PGS.TS Hoàng Tùng thì chúng ta cần tìm hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban đầu cũng như diễn biến trong suốt vụ nuôi. Do vậy, khi mới bắt đầu nuôi, bà con phải thực hiện các công đoạn cần thiết khi cải tạo ao, xử lý lắng lọc nguồn nước cấp, thường xuyên quan trắc các yếu tố ảnh hưởng trong suốt vụ nuôi,…

Những điều cần quan tâm khi nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản dễ nuôi và có thể nuôi rộng rãi ở cả 3 vùng nước: ngọt, mặn và lợ. Tuy vậy, không phải nguồn nước cấp nào cũng thuận lợi cho việc nuôi tôm. Do vậy, bà con cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố cơ bản như:

Độ mặn, độ pH, độ kiềm:

Đối với tôm thẻ chân trắng, độ mặn phù hợp nhất dao động từ 5 - 35%. Nếu độ mặn < 5% (có độ kiềm thấp) sẽ khiến cho pH biến động hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng của tôm nuôi. Do vậy, bà con cần bón vôi kết hợp bổ sung khoáng tổng hợp và Kali, sau khi tôm lột xác cần tăng nhanh độ kiềm trong ao bằng cách sử dụng NaHCO3 và duy trì độ kiềm ở mức 80 - 120mg CaCO3/L.

Kiểm soát dịch bệnh:

Để kiểm soát tốt vấn đề này, trước tiên bà con nên duy trì độ pH trong ao nuôi từ khoản 7,2 - 7,8 với biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0,5. Bà con có thể dùng vôi để nâng độ pH, giảm độ pH bằng cách trộn chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản EcoCleanTM với mật gỉ đường và sục khí 2 giờ sau đó tạt đều lên bề mặt ao nuôi.

Hàm lượng chất hữu cơ:

Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi là yếu tố quan trọng bà con cần lưu ý. Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ gây ra ô nhiễm, tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh và tảo độc phát triển, gây thiếu oxy cho tôm nuôi. Tốt nhất bà con nên sử dụng ao lắng để lọc nước trước khi cấp vào ao nuôi, kết hợp chạy quạt liên tục chừng vài ngày để các chất hữu cơ hòa tan phân hủy hoàn toàn rồi mới xử lý, diệt khuẩn.
 
Ngoài ra bà con cũng cần cải tạo ao thật kỹ và phơi ao từ 3 - 5 tuần để diệt vi khuẩn và chất hữu cơ tồn dư được phân hủy hoàn toàn. Một số bà con kỹ tính còn lột cả bạt lót đáy ao và bờ ao để vệ sinh rồi mới lót lại trước khi tiến hành cho vụ nuôi mới.
 
de-tom-nuoi-duoc-khoe-can-nho-nguyen-tac-cot-loi-sau-day 2

Quản lý thức ăn và kiểm soát hàm lượng chất hữu cơ

Ngoại trừ yếu tố thời tiết, hầu hết các sự cố gặp phải trong ao nuôi kể từ tháng thứ 2 trở đi đều liên quan đến hàm lượng chất hữu cơ tích lũy trong môi trường. Nguyên nhân là do ở tháng nuôi đầu, lượng thức ăn đưa xuống ao không nhiều, vì thế dù có dư thừa hoặc do tôm không bắt mồi cũng khó gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, lượng thức ăn đưa xuống ao sẽ càng nhiều vì thế nguy cơ ô nhiễm do thức ăn thừa, xác tôm lột, phân tôm,… là rất cao.
 
Môi trường giàu dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo phát triển và làm biến động độ pH theo chiều hướng bất lợi. Một số loại tảo độc như tảo xanh, tảo mắt,… phát triển ưu thế cạnh tranh oxy khiến tôm nuôi bị ngạt và nổi đầu (xem thêm cách diệt tảo xanh trong ao nuôi tôm). Đó là chưa kể hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường càng lớn nguy cơ ô nhiễm NH3, H2S, NO2 càng cao. Những kẻ thù này có thể khiến tôm chết hàng loạt mà không báo trước.
 
Vì vậy, để kiểm soát tốt hàm lượng chất hữu cơ thì trước tiên bà con cần đầu tư hệ thống quạt nước, sục khí,… Ví dụ, ao nuôi tôm thẻ chân trắng được thiết kế chuẩn với diện tích 1.600 - 2.000 m2 với mật độ 150 con/m2 thì cần trang bị từ 4 - 5 giàn quạt nước có công suất từ 2 - 3 mã lực/giàn. Ở tháng nuôi đầu, bà con chỉ cần chạy liên tục 1 giàn vào ban ngày và 2 giàn vào ban đêm là đủ. Nhưng kể từ tháng thứ 2, bà con cần chạy liên tục 2 giàn ban ngày và toàn bộ vào ban đêm đồng thời cho ăn bằng máy tự độ để lượng thức ăn luôn duy trì ở mức thấp nhưng liên tục trong ngày.
 
de-tom-nuoi-duoc-khoe-can-nho-nguyen-tac-cot-loi-sau-day 3
Tôm phát triển tốt sau 43 ngày thả nuôi trong điều kiện được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng.
 
Từ tháng nuôi thứ 3 trở đi, nếu tôm phát triển tốt, lượng tôm trong ao nhiều thì cần bổ sung thêm quạt nước hoặc sục khí đáy, nhất là ban đêm hoặc thời điểm tôm lột xác. Giàn quạt cần được bố trí sao cho có thể gom tụ chất thải vào khu vực giữa ao để có thể siphon hết chất thải. Tần suất siphon tăng dần theo thời gian từ 5 - 7 ngày/lần ở tháng nuôi đầu; 2 - 3 ngày/lần ở tháng nuôi thứ 2; hàng ngày ở tháng thứ 3 trở đi.
 
Tiếp theo, bà con cần sử dụng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoCleanTM AQUA của Mỹ để cải thiện tốc độ chuyển hóa của vật chất trong ao, giúp môi trường ao nuôi được sạch và ổn định hơn. Sự phát triển của các vi sinh vật không chỉ giúp cạnh tranh thức ăn với tảo độc, vi khuẩn,… mà còn ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời còn giúp bà con giảm chi phí nuôi và tôm nuôi phát triển khỏe mạnh hơn.

Kết luận

Nếu bà con đã cải tạo ao kỹ, làm đúng theo quy trình, xử lý nước và tạo môi trường thuận lợi,… thì vụ nuôi tôm của bà con sẽ mang lại hiệu quả cao rõ rệt. Do vậy, trên đây chỉ là một số ít kiến thức mà ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con với mong muốn giúp bà con được vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h - Tham khảo từ Skertting.
 
de-tom-nuoi-duoc-khoe-can-nho-nguyen-tac-cot-loi-sau-day2017101711530273.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản