Thật tự hào khi khẳng định rằng Việt Nam chúng ta là một trong nhiều quốc gia sở hữu thế mạnh phát triển ngành du lịch biển. Với bờ biển trải dài dọc theo hình chữ S, ngành du lịch biển ở nhiều khu vực đã và đang khẳng định được vị thế của mình, nhiều địa danh nổi tiếng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm.
 
Thế nhưng, du lịch biển cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trong đó, thu hút được nhiều khách du lịch tham quan là tín hiệu đáng mừng, song, lại kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường, nhất là những khu du lịch ven biển.

Du lịch biển nhưng đừng “làm hại” biển

Hiện nay, một điều dễ nhận thấy là xung quanh các khu du lịch biển đang gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý rác thải. Bên cạnh việc các cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, xử lý thu gom,… một yếu tố quan trọng khác góp phần gây ô nhiễm môi trường đến từ ý thức của khách du lịch.
 
Hãy nghĩ xem, mỗi chiếc ống hút nhựa có thể phải mất đến 2.000 năm để phân hủy bởi chúng không thể phân hủy sinh học. Thế nhưng, theo thống kê hàng năm có đến hàng trăm triệu ống hút nhựa được thu gom từ các bãi biển. Đó là chưa kể đến những: ly nhựa, hộp nhựa, đĩa nhựa,… được du khách vứt đi sau khi sử dụng.
 
du-lich-bien-nhung-dung-lam-hai-bien 2
 
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính đến năm 2050, tổng lượng nhựa còn nặng hơn tổng lượng cá trên đại dương. Còn theo tổ chức One Less Straw thống kê mỗi năm có khoảng 100.000 động vật biển và hàng triệu con chim biển chết do hấp thụ nhựa. Vì sao ư? Đó là vì ống hút và các vật dụng bằng nhựa được xả bừa trên các bãi biển. Nguy hiểm hơn, các loài động vật biển có thể lầm tưởng các vật dụng bằng nhựa là thức ăn và phải trả giá bằng tính mạng. Có thể bạn vẫn còn ám ảnh vẻ mặt đau đớn của một chú rùa trong đoạn Clip được thực hiện năm 2015?
 

 
 
Vậy nên, trước tình hình đó, chúng tôi đại diện cho toàn thể những người yêu môi trường, mong mọi người “Hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển. Vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”. Hãy bắt đầu bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất:

1) Bỏ rác đúng nơi quy định

du-lich-bien-nhung-dung-lam-hai-bien 4
 
Ở những khu du lịch biển, các loại thức ăn và đồ uống được đóng gói tiện lợi bằng các chai, lon, cốc,… rất phổ biến. Thế nhưng, sau khi sử dụng hãy bỏ chúng vào các thùng rác hoặc đúng nơi quy định. Bởi một khi những vật dụng này trôi ra đại dương, chúng có thể bị sóng đánh vỡ thành những mảnh nhỏ, những loài động vật biển lầm tưởng là thức ăn và nuốt vào bụng, nhưng không thể tiêu hóa và sẽ chết.

2) Hạn chế sử dụng túi ni-lông

du-lich-bien-nhung-dung-lam-hai-bien 5
 
Không thể phủ nhận từ khi ra đời, túi ni-lông đáp ứng tốt nhu cầu chứa đựng thực phẩm. Song, đó lại không phải là một “phát minh vĩ đại” như nhiều người vẫn tưởng, ngược lại còn gây hại cho môi trường. Ước tính mỗi năm có khoảng một nghìn tỉ túi ni-lông được tiêu thụ và thải ra hàng tỉ kg khí CO2 vào khí quyển để sản xuất ra chúng.
 
Cũng giống như các vật dụng bằng nhựa khác, túi ni-lông cũng là nguyên nhân khiến hàng triệu lài chim biển chết mỗi năm do nuốt vào bụng hoặc bị vướng.
 
Vậy nên, hãy sử dụng các loại túi vải hoặc túi giấy có thể tái chế, thay vì sử dụng các loại túi ni-lông độc hại kia.

3) Hạn chế dùng cốc giấy

Nhiều bạn trẻ có thói quen nằm dài trên bãi biển, tắm nắng trong khi tay đang cầm một cốc cà phê “take away”. Có thể sử dụng cố giấy là an toàn hơn sử dụng các loại ly nhựa, thế nhưng, không phải loại cốc giấy nào cũng có thể tái chế hiệu quả. Vậy nên, nếu có thể hãy hạn chế dùng cốc giấy khi du lịch biển.

4) Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Có thể, trẻ em đôi khi không nhận thức được hành động gây ô nhiễm môi trường. Vậy nên, hãy giáo dục các bé thế nào là bảo vệ môi trường, đồng thời hướng dẫn cho bé vứt rác đúng nơi quy định.
 
Nguồn: TMT - EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: du lịch biển , ô nhiễm môi trường biển , ô nhiễm môi trường