Nhiều năm qua, bà con nuôi tôm luôn có cảm giác bất an và lo sợ dịch bệnh bùng phát. Không thể phủ nhận tốc độc phát triển của ngành nuôi thủy sản đang phát triển mạnh mẽ, song, điều đó đồng nghĩa nhiều mối nguy bùng phát dịch bệnh cũng gia tăng. Để ứng phó với dịch bệnh trên tôm, từ lâu nhiều bà con đã biết áp dụng mô hình nuôi kết hợp cá - tôm, đến nay giải pháp này đã trở nên phổ biến và cho hiệu quả khá cao.

“Trúng mùa được giá” nhờ nuôi ghép các loài cá rồi lấy nước cấp vào ao nuôi tôm

giai-phap-sinh-hoc-phong-dich-benh-tren-tom-tu-cac-loai-ca 1
Nuôi cá lồng trong ao tôm giúp phòng bệnh hiệu quả. Photo by Internet.
 
Trong nhiều năm trở lại đây, việc nuôi ghép cá vào ao tôm được xem là giải pháp sinh học phòng trị dịch bệnh hiệu quả trên tôm giúp kinh tế bền vững, bên cạnh đó còn bảo vệ môi trường ao nuôi tốt hơn nhờ ít sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh.
 
Minh chứng cho thành công này là trang trại của ông Nguyễn Văn Hoàng (H. Trần Đề, Sóc Trăng). Ông Hoàng cho biết “Những năm nuôi tôm khó khăn, bệnh chết hàng loạt, do thiếu vốn nên tôi chỉ thả thưa với mật độ khoảng 30 con/m2. Nước sử dụng để nuôi tôm được lấy từ ao nuôi cá rô phi sau đó bơm lọc sang ao tôm. Ban đầu, tôi chỉ nuôi 3 ao theo mô hình này, qua hơn 3 tháng tôm nuôi đạt cỡ lớn nên bán được giá và lợi nhuận rất cao. Chính vì vậy tôi đã duy trì mô hình này đến nay và rất thành công…”.
 
Còn với trang trại của ông Hứa Thành Hưng (H. Trần Đề, Sóc Trăng) lại áp dụng thành công với việc dùng nước từ các ao nuôi cá chẽm để nuôi tôm. Theo ông Hưng “Do ảnh hưởng của nắng nóng, độ mặn tăng cao nên xung quanh đây có một số ao nuôi tôm bị thất, ngược lại các hộ nuôi tôm từ nước nuôi cá đều trúng lớn…”.

Ý kiến từ những lão nông có kinh nghiệm

Theo ông Võ Điền Trung Dung (X. Liêu Tú, Sóc Trăng) chia sẻ: “Nước từ ao nuôi cá có độ kiềm tốt và ổn định nên tôm lớn rất nhanh. Mặc dù vậy, nước thích hợp để nuôi tôm chỉ nên sử dụng lúc cá nuôi khoảng 3 tháng, nếu quá lâu vi khuẩn Vibrio mật độ cao sẽ khiến tôm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, hình thức nuôi cá trong lồng hoặc lưới quây đặt trong ao tôm cũng giúp cải thiện môi trường và xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm…”.
 
Cùng ý kiến với ông Dũng nhưng ông Tăng Văn Tuổi (TX. Vĩnh Châu, Sóc Trăng) bật mí thêm: “Tôi chọn đối tượng cá rô phi để nuôi vì nó có khả năng thích nghi cao, lại dễ tìm. Khi nuôi cá rô phi thì hệ số thức ăn có tăng thêm chút ít nhưng tỉ lệ sống của tôm đạt khoảng 80%-90%, ít bệnh và tôm lớn rất nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh việc cần phải lựa chọn cá rô phi đực để tránh sinh sản nhiều trong ao tôm thì bà con cũng cần biết những điều cần lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú thì mới đạt hiệu quả cao.”.
 
Thoạt đầu, khi nghe qua giải pháp này nhiều bà con nghĩ rằng rất dễ thực hiện, nhưng thực chất là “tưởng không khó nhưng lại khó không tưởng”. Để “nuôi” được nước, người nuôi cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban đầu và diễn biến điển hình trong  suốt vụ nuôi. Mặt khác, để đánh giá chất lượng nước bằng cảm quan phải là những người có nhiều năm kinh nghiệm, do vậy những người mới nuôi sẽ cần phải thực hiện nghiêm túc các công đoạn trong quá trình cải tạo ao, bên cạnh đó cần dự đoán thời điểm có thể xảy ra sự cố và thường xuyên quan trắc các yếu tố môi trường quan trọng trong suốt mùa vụ.
 
giai-phap-sinh-hoc-phong-dich-benh-tren-tom-tu-cac-loai-ca 2
Cá rô phi là đối tượng nuôi được lựa chọn được nhiều bà con lựa chọn. Photo by Internet.

Ý kiến từ các chuyên gia

Theo TTKN Sóc Trăng, khi áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm - cá, bà con cầ lưu ý:
 
- Cá rô phi nuôi trong ao lắng hoặc nuôi riêng biệt với mật độ cao, thời gian nuôi khoảng 3 tháng để nước có màu xanh đặc trưng của tảo lục;
 
- Nước được lấy vào ao tôm phải được xử lý kỹ bằng túi lọc để ngăn cá con hoặc các loài giáp xác vào ao tôm;
 
- Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn không diệt tảo để tiêu diệt mầm bệnh trong ao, đồng thời bổ sung thêm các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi;

Kết luận

Hiện nay, khi mà ngành nuôi trồng thủy sản đang hướng đến mục tiêu nói KHÔNG với kháng sinh và hóa chất thì giải pháp sinh học như trên được rất nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Riêng với ECOCLEAN, chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

[Bổ sung kiến thức] Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hạ giá thành bằng vi sinh kết hợp tuần hoàn với nước ao nuôi cá điêu hồng.

Diện tích ao nuôi tôm thẻ 2500m2, diện tích nuôi cá diêu hồng 2500m2. Mật độ cá 2 con/m2 (kích cỡ cá giống 200 con/kg) trước khi thả tôm thẻ 30 ngày rồi mới chuyển nước này vào ao nuôi tôm để nuôi hệ tảo lục và các loài động vật đáy có lợi trong môi trường nước làm thức ăn tự nhiên cho tôm post. Thả tôm thẻ với mật độ từ 40-50 con/m2 và sau khi thả tôm được 30 ngày thì chuyển cá điêu hồng từ ao lắng sang ao nuôi chung với tôm thẻ với mật độ 30 – 40 con/1000 m2. Định kỳ 3-5 ngày sử dụng 2 kg khoáng tạt và 25kg vôi CaCO3 cho 1000 m3 nước kết hợp với chế phẩm vi sinh (liều lượng tùy theo từng sản phẩm).