Tình trạng khí độc bộc phát trong các ao nuôi tôm luôn là nổi trăn trở của nhiều bà con, bởi đây là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho các vụ nuôi. Đặc biệt là trong mùa mưa, người nuôi phải đối phó với sự thay đổi thường xuyên của các yếu tố môi trường ao nuôi, và nguy cơ bùng phát khí độc trong ao nuôi là rất đáng lo ngại.
Nguyên nhân gây bùng phát khí độc trong ao nuôi tôm
Theo PGS TS. Trương Quốc Phú (trường ĐH Cần Thơ), khi các chất hữu cơ phân hủy yếm khí (thiếu oxy) dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, H2S, NO2,… khi nồng độ cao khiến tôm chết rải rác hoặc hàng loạt. Có nhiều nguyên nhân hình thành khí độc trong ao nuôi tôm như sau:
- Thứ nhất, các ao nuôi nhiều tuổi và nuôi liên tục thì các chất thải (thức ăn thừa, phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy,…) và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao và thấm sâu vào trong bùn đất. Bên cạnh đó còn có sự tích tụ của nhiều loại hóa chất trong quá trình nuôi. Do vậy khi nuôi tôm (đặc biệt là các hộ nuôi thả liên tục) thì nguy cơ bùng phát khí độc là rất cao.
- Thứ hai, sau vụ nuôi bà con cải tạo ao nuôi không kỹ hoặc kỹ thuật xử lý không tốt nên việc
xử lý khí độc trong ao nuôi tôm không triệt để dẫn đến nguy cơ khí độc bùng phát, dịch bệnh ở vụ nuôi tiếp theo là rất lớn. Thông thường giữa các vụ nuôi sẽ có khoảng thời gian gián đoạn để xử lý ao, nhưng vì bà con nuôi liên tục nên thời gian để xử lý ao bị hạn chế.
- Thứ ba, là vấn đề liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Phần lớn bà con hiện nay chủ yếu là nuôi tôm trong ao hồ và chưa có sự quan tâm hợp lý đến vấn đề xử lý chất thải sau vụ nuôi. Nước thải từ những ao đã gặp thiệt hại do bệnh sau khi nuôi được thải ra ngoài môi trường sẽ phát tán mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất thải hữu cơ khi hút bùn thải ra bên ngoài,…
Tác hại của khí độc đến tôm nuôi
Khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi, nồng độ khí độc trong ao thấp thì khiến tôm chậm lớn, ngược lại khi nồng độ khí độc cao sẽ khiến tôm bị suy hô hấp, suy gan,… chết rải rác hoặc chết hàng loạt. Đáng lo nhất là tôm chết do khí độc là “cái chết không được dự báo trước”.
Biện pháp khống chế khí độc trong ao nuôi tôm
Để khống chế và xử lý khí độc trong ao nuôi tôm, theo KS. Phan Thị Thắm (GĐ Công ty HC-KT Kim Phong) bà con cần tiến hành:
- Cải tạo ao môi trường trước khi thả giống, và quản lý môi trường nuôi hợp lý;
- Tuần hoàn nước ao nuôi ra ao lắng, tại ao lắng xử lý nước bằng oxy già 5-10 ppm để oxy hóa chất hữu cơ. Nhưng nếu bà con không có ao lắng thì thật may mắn thay, sử dụng các
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có thể phân hủy các mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao nuôi tôm hiệu quả triệt để. Ví dụ,
chế phẩm vi sinh EcoClean giúp phân giải cellulose tinh bột tạo ra môi trường hữu cơ có ích trong ao nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời bổ sung thêm các khoáng chất và Vitamin để giúp tôm tăng cường kháng sinh khả năng chống chịu.
Từ trái qua phải: E. Sludge Reducer (xử lý bùn đáy), E. AM (xử lý khí độc H2S,NO2,NH3), E. AQUA (xử lý nước ao). Photo by EcoClean.
Khi sử dụng chế phẩm vi sinh EcoClean Sludge Reducer thì bà con nên xử lý định kỳ 7 ngày/lần. Mỗi lần sử dụng 1 gói 100g pha trộn với 2 kg mật gỉ đường và 20 lít nước, sau đó mang sục khí 2 giờ đồng hồ và té đều lên khắp bề mặt ao nuôi. Liều lượng sẽ dần thay đổi do tôm phát triển và lượng chất thải của tôm ngày càng nhiều (Hotline: 0902 907 704 - 0906 675 062). Ngoài ra, chúng tôi còn có dòng chế phẩm vi sinh EcoClean AM chuyên dùng cho xử lý khí độc H2S, NH3, NO2 trong ao nuôi tôm.
+ Đối với xử lý nước ao nuôi tôm:
Khi sử dụng chế phẩm vi sinh EcoClean AQUA thì bà con có thể trộn đều vào thức ăn của tôm trước khi cho ăn. Với các dòng vi sinh được phân lập chuyên biệt không chỉ giúp làm sạch nước, mà còn bổ sung thêm các phụ gia thực phẩm có lợi giúp tôm tiêu hóa tốt và tăng cường sức chống chịu với môi trường.
Kết luận
Trên đây là một số nguyên nhân gây khí độc và biến pháp khống chế khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức khác từ các chuyên gia trong lĩnh vực để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.