Miền Tây là tên gọi thân thương của khu vực đồng bằng Tây Nam Bộ. Khu vực này được thiên nhiên “ban tặng” hệ thống sông ngòi dày đặc, tiếp giáp nhiều bờ biển,… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi tôm thẻ chân trắng giữ vai trò quan trọng giúp bà con nơi đây cải thiện đời sống kinh tế trong thời gian qua.
 
Tuy nhiên, trước thực trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay đã khiến việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở nơi đây trở nên khó khăn hơn. Những biến động của thời tiết, mùa vụ,… đã làm bùng phát dịch bệnh trên những ao tôm gây tỷ lệ hao hụt lớn. Thậm chí, từ mục đích vươn lên thoát nghèo, nhiều bà con lại lâm vào cảnh trắng tay chỉ sau một vài vụ nuôi thất bại.
 
Thế nhưng, vẫn có không ít bà con thành công gặt hái được thành công sau nhiều phen mạo hiểm thử nghiệm trên các ao tôm của mình. Tiêu biểu trong đó là kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng tỏi kết hợp với vi sinh đã mang lại hiệu quả cao.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng tỏi

ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-bang-toi-mang-lai-hieu-qua-cao 2
Sử dụng tỏi giúp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh minh họa.
 
Tại khu vực miền Tây, sử dụng tỏi là một trong những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Tây được bà con sử dụng khá phổ biến. Theo các chuyên gia, tỏi có thể được sử dụng như một loại chất kháng sinh tự nhiên bởi trong tỏi có chứa nhiều chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm như: kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm,…
 
Bên cạnh đó, việc bổ sung tinh dầu tỏi cho động vật thủy sản có thể gia tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu. Ngoài ra, tỏi còn có công hiệu trị sán, giun kim, các bệnh nấm. Do đó, trước xu hướng phát triển ngành nuôi tôm theo hướng bền vững hiện nay, sử dụng tỏi là tốt hơn rất nhiều so với dùng thuốc kháng sinh.

Sử dụng tỏi trong phòng bệnh phân trắng và chết sớm

Cả bệnh phân trắng và chết sớm đều là những dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi. Những dịch bệnh này có thể gây hao hụt lớn, thậm chí khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Thế nhưng, theo kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều bà con, sử dụng tỏi có thể giúp phòng những dịch bệnh nguy hiểm này.
 
Cụ thể, theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam cho biết liều lượng sử dụng trên ao nuôi là “Lấy 10kg tỏi, lột sạch vỏ giã nhuyễn, ủ trong 24 giờ đến khi tỏi có màu vàng nghệ. Lấy 10kg rượu 45 độ trộn chung với tỏi rồi xay nhuyễn, sau đó cho vào bình đậy kín nắp. Sau 7 ngày vớt tỏi ra vắt lấy nước và cho tôm ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 cữ, trộn 10ml rượu tỏi/kg thức ăn, cho tôm ăn liên tục từ lúc mới thả đến lúc thu hoạch.”
 
Ngoài ra, theo nông dân Trần Phú Thành (Bạc Liêu) còn cho biết có thể kết hợp với chế phẩm vi sinh EcoClean Sludge Reducer để phân hủy các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao, kiểm soát khí độc NO2, H2S, NH3. Giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất.

Một số kỹ thuật trong cải tạo và quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Bên cạnh kết hợp tỏi và chế phẩm vi sinh để kiểm soát dịch bệnh và giúp tôm phát triển khỏe mạnh, trước mỗi vụ nuôi bà con cần cải tạo ao nuôi hiệu quả và quản lý ao hợp lý trong suốt vụ nuôi. Để làm được điều đó, bà con cần nắm vững những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng như sau:

1) Cải tạo và quản lý ao nuôi

Vi khuẩn và dịch bệnh từ vụ nuôi trước đã tích tụ và lẩn dưới lớp bùn đáy của ao nuôi. Do vậy, trước khi vụ nuôi mới bắt đầu bà con cần tiến hành tháo cạn nước trong ao kết hợp bón vôi và phơi ao khoảng 10-15 ngày, sau đó tiến hành cấp nước vào ao khoảng đạt độ cao khoảng 20cm để diệt tạp bằng vôi sống hoặc clorin trong 3-6 ngày. Tiếp theo tháo cạn nước rồi bơm nước sạch vào rửa ao khoảng 3 lần thì cấp nước sạch vào ao đạt 2m để gây màu nước.
 
Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng kết hợp phân đạm và phân lân theo tỉ lệ 1:9 với lượng bón khoảng 1.5kg/ha. Trong nuôi tôm, việc gây màu nước ao đạt tiêu chuẩn là rất quan trọng không chỉ giúp cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên và ô xy hòa tan cho tôm nuôi trong giai đoạn đầu, mà còn giúp tôm giảm stress và tự do săn mồi, đồng thời cũng hạn chế tình trạng phân tầng nước.

2) Chọn tôm giống và thả giống

Chọn tôm giống là khâu vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến tỉ lệ sống và năng suất của cả vụ nuôi. Vì thế, các chuyên gia thường khuyên bà con nên mua tôm giống ở những trại nuôi có uy tín trong khu vực, tôm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh. Một số kỹ thuật khi chọn tôm thẻ giống như: kích cỡ đồng đều, tôm giống khỏe mạnh, đầy đủ các phụ bộ, cơ thể không bị biến dạng, không bơi tách đàn, màu sáng,...
 
Theo kinh nghiệm của nhiều bà con, nên thả tôm giống vào lúc trời mát hoặc buổi chiều tà để tránh tình trạng tôm bị sốc nhiệt, đạt tỉ lệ sống cao hơn. Đồng thời không thả với mật độ quá dày đặc sẽ rất khó kiểm soát về sau. Mật độ tham khảo: 15.000 con/ha (tôm dài 1cm).

3) Kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Sau khi đã chuẩn bị ao và thả tôm giống, vấn đề bây giờ là bà con cần quản lý ao nuôi hợp lý bằng cách thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi, nếu thấy có sự thay đổi bất thường bà con cần có biện pháp thay đổi nhanh để tôm nuôi không bị ảnh hưởng. Trong đó:
 
- Quản lý cho ăn: Không cho tôm ăn quá nhiều sẽ khiến ao nuôi bị phú dưỡng, ngược lại quá ít sẽ khiến tôm cạnh tranh thức ăn dẫn đến ăn thịt đồng lại. Trong 15 ngày đầu sau khi thả giống nên cho tôm ăn thực phẩm là thịt cá xay nhuyễn với số lượng ít, sau 15 ngày thì cho tôm ăn thức ăn dạng viên. Vào buổi tối (kể từ khi trước lúc mặt trời lặn 1 giờ) tôm có xu hướng tỏa ra khắp ao và tìm kiếm thức ăn tự nhiên, đến khi trời sáng (trước lúc mặt trời mọc 2 giờ) thì tôm lại có xu hướng ăn thức ăn viên. Vì thế, biết được tập tính này của tôm sẽ giúp bà con quản lý thức ăn cho tôm giống tốt hơn.
 
- Quản lý nước ao nuôi: Nhiều người ví von rằng "nuôi tôm là nuôi nước", vì vậy bà con cần thường xuyên quản lý nước trong ao nuôi. Các yếu tố môi trường cần giám sát định kỳ gồm: pH, nhiệt độ, độ kiềm,...
 
 
Hy vọng, qua bài viết này bà con sẽ nắm thêm kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thành công bằng cách sử dụng kết hợp vi sinh và tỏi. Chúc bà con thành công!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng , nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...