Vai trò của nền đáy ao đối với tôm nuôi là vô cùng quan trọng bởi tầng đáy trong ao nuôi hầu như gắn liền trong suốt vòng đời của tôm. Theo nhiều bà con chia sẻ, tôm sú có thói quen sinh sống và bắt mồi ở tầng đáy, bên cạnh đó đây cũng là nơi để tôm nghỉ ngơi. Do vậy, áp dụng những kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi tôm sú hiệu quả trước và sau mỗi vụ nuôi sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và phòng tránh được dịch bệnh.

Vì sao cần xử nền đáy ao nuôi tôm sú? 

ky-thuat-xu-ly-day-ao-nuoi-tom-su-hieu-qua 1
 
Như đã biết, nền đáy ao giữ vai trò quan trọng với các loài thủy sản nuôi, nhất là với tôm sú. Tuy vậy, nơi đây cũng là nơi tích tụ rất nhiều cặn bẩn trong vụ nuôi, dễ thấy nhất là: vôi, hóa chất, thuốc kháng sinh, thức ăn tôm, phân tôm, vỏ tôm sau khi lột,… thậm chí là xác tôm chết.
 
Bên cạnh đó, nền đáy ao còn “tiếp nhận” nhiều nguồn chất thải khác từ quá trình rửa trôi, xói mòn, rò rỉ tích tụ. Chính vì vậy, nền đáy ao rất dễ bị ô nhiễm nếu không được quản lý hợp lý và cải tạo định kỳ. Khi đó, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát khí độc và lây lan thành dịch bệnh.

Một số kỹ thuật cải tạo đáy ao định kỳ giúp tôm sú phát triển khỏe mạnh

Nhằm giúp bà con có cái nhìn toàn diện hơn, ECOCLEAN xin chia sẻ một số kỹ thuật xử lý bùn đáy ao hiệu quả như sau:

1/ Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi cũ

Với kỹ thuật này, chúng tôi chia thành 2 phần chính:
 
a) Dọn tẩy khô: Sau khi thu hoạch tôm, bà con cần tháo kiệt nước ao cũ, nạo vét hết lớp bùn nhão để loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ trong đáy ao. Sau đó tiến hành bón vôi và phơi ao từ 10-15 ngày đến khi đáy ao nứt chân chim. Tiến hành lấy nước vào ao qua lưới lọc và gây màu nước. Kỹ thuật này giúp xử lý khí độc H2S và nhiều chất hữu cơ tích tụ trong đáy ao.
 
ky-thuat-xu-ly-day-ao-nuoi-tom-su-hieu-qua 2
 
b) Dọn tẩy ướt: Tháo cạn nước đến mức có thể, dùng áp lực nước bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, bớm nước bùn sang ao lắng để xử lý. Sau đó dùng vôi nung CaO để bón vào ao. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những ao trong khu vực không có điều kiện tháo cạn nước, phơi đấy.

2/ Kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi mới đào

- Lấy nước vào ao và ngâm ao trong khoảng 2-3 ngày, xả nước ra ngoài và xịt rửa đáy. Thực hiện từ 2-3 lần cho đến khi đo pH ổn định;
- Dùng vôi CaO hoặc Ca(OH)2 bón cho ao với liều lượng thích hợp;
- Sau khi rửa đáy và bón vôi, tiến hành phơi đáy ao dưới nắng từ 5-7 ngày để tăng khả năng diệt mầm bệnh;

Cần bổ sung chế phẩm vi sinh định kỳ trong suốt vụ nuôi

Theo các chuyên gia, quá trình nuôi khiến tầng đáy ao nuôi bị ô nhiễm do tích tụ nhiều tạp chất hữu cơ, thức ăn, vỏ tôm lột,… phát sinh nhiều khí độc, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là: H2S, NO2, NH3. Vậy nên, các chuyên gia khuyên bà con nên định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh xử lý bùn đáy ao EcoClean Sludge Reducer. Không chỉ hạn chế tối đa chi phí cho việc xử lý bùn đáy ao định kỳ mà còn giúp tăng khả năng phân hủy các tạp chất hữu cơ tích tụ. Đây là giải pháp an toàn, không độc hại và thân thiện với môi trường.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: xử lý đáy ao , nghề nuôi tôm , nuôi tôm sú

Bài viết cùng chuyên mục

Những lưu ý trong xử lý đáy ao nuôi tôm, cá
Đối với người nuôi tôm, giai đoạn cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới và quy trình quản lý đáy ao trong suốt vụ nuôi là vấn đề hàng đầu được đặt ra.