Cá tra là một loài cá da trơn có giá trị kinh tế cao, nhờ vậy mà không chỉ ở Việt Nam loài cá này đã được nuôi rất phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi phần lớn bà con vẫn thường nuôi cá tra trong môi trường nước ngọt, vậy mà, từ nhiều năm nay gia đình ông Võ Thanh Vân (Long Phú, Sóc Trăng) đã thử nghiệm và áp dụng rất thành công mô hình nuôi cá tra nước mặn “có một không hai”. Vậy, mô hình nuôi mới này như thế nào, visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây!

Mô hình nuôi cá tra nước mặn thu lợi nhuận khủng

Trao đổi với PV, ông Vân cho biết mô hình nuôi cá nước mặn này đã được ông thực hiện từ năm 2006 theo hợp đồng đặt hàng từ một doanh nghiệp trong tỉnh. Điều đáng nói là ông chưa từng thất bại với mô hình này. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì giá cá tra bị sụt giảm mạnh nên doanh nghiệp ngưng đặt hàng, vì vậy ông tạm ngừng nuôi cá mà chuyển sang nuôi tôm. Đến năm 2017 khi giá cá tra tăng trở lại, doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng nên ông trở lại nuôi cá.
 
lao-nong-thu-bac-ti-nho-mo-hinh-nuoi-ca-tra-nuoc-man-khong-dung-hang 3
Cá tra trong ao nuôi của ông Vân hiện đã đạt trọng lượng từ 1-1,2kg/con và sắp đi vào thu hoạch, lợi nhuận ước tính hơn 1 tỷ đồng.
 
Nhiều bà con trong vùng luôn cho rằng nuôi tôm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, một số khác lại cho rằng khi nuôi cá tra trong nước mặn có nhược điểm là cá sẽ chậm lớn hơn so với nuôi trong nước ngọt. Thông thường, cá tra nuôi trong nước ngọt sẽ đạt kích cỡ 1kg/con chỉ sau 8 tháng trong khi nuôi trong nước mặn phải mất từ 9-10 tháng… Nhưng với ông Vân thì hoàn toàn ngược lại bởi theo ông thì “…nuôi cá tra nước mặn ít bị dịch bệnh và đỡ công chăm sóc hơn nuôi tôm. Nuôi tôm tuy lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng không ít…”, mặt khác, do mô hình nuôi khác lạ nên doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu ngay từ đầu vụ thì mới thả nuôi chứ không nuôi đại trà bởi “rất kén người mua”. Ông khẳng định, nuôi cá tra theo mô hình này có thể giảm đến 70-80% các loại bệnh: ký sinh trùng, sán lá gan,… và thịt của cá tra nuôi trong nước mặn lại thơm hơn nên có giá cao hơn.

Kỹ thuật nuôi cá tra nước mặn

Với tâm niệm mong muốn mô hình nuôi cá tra mới lạ này được nhân rộng nên ông Vân không ngại chia sẻ những kỹ thuật cần thiết với chúng tôi. Trước tiên, để nuôi thành công thì nên chọn cá giống cỡ 50 con/kg và thuần dưỡng bằng nước ngọt khoảng 2 tháng trước khi thả giống. Sau đó, tiến hành cấp nước mặn vào ao nuôi từ từ đến khi đạt 1‰ thì dừng lại, sau 3-4 ngày thì tiếp tục đưa nước mặn vào ao và nâng độ mặn lên thành 2‰, sau đó cứ cách 1-2 tuần thì lại tiếp tục bơm nước mặn vào ao nuôi đến khi độ mặn đạt 8‰ và cá đạt trọng lượng khoảng 600-700g/con và đạt yêu cầu.
 
lao-nong-thu-bac-ti-nho-mo-hinh-nuoi-ca-tra-nuoc-man-khong-dung-hang 2
 
Bà con nên nhớ kỹ quá trình nâng độ mặn trong ao phải được thực hiện từ từ và đúng giai đoạn, bởi mặc dù cá tra có thể chịu được độ mặn đến 8‰ nhưng nếu độ mặn trong ao tăng quá đột ngột thì cá sẽ bị sốc. Khi đó, cá sẽ bị tuột nhớt và chết.
 
Khi được các PV đề cập đến lợi nhuận sau khi thu hoạch, ông Vân nhẩm tính và hồ hởi “… với ao nuôi 7.000 m2 sẽ cho khoảng 220 tấn cá, sau khi trừ hết chi phí ước tính lợi nhuận thu về trên 1.2 tỷ đồng”. Với lợi nhuận như vậy thì nuôi cá nước mặn sẽ hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều so với nuôi tôm trong điều kiện đầu ra ổn định.
 
 
Như vậy, ECOCLEAN vừa chia sẻ đến bà con mô hình nuôi cá tra nước mặn thành công của ông Vân (Sóc Trăng). Theo chúng tôi, đây thật sự là mô hình nuôi cá tra đáng quan tâm. Nhưng để đảm bảo thu nhập khi thu hoạch thì trước khi nuôi bà con nên có được đầu ra ổn định. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Cá tra nuôi trong nước mặn có thịt dai và mùi thơm bùi đặt trưng nên có giá bán cao hơn loại nuôi trong nước ngọt. Ông Vân chia sẻ mức giá đầu ra trong hợp đồng với doanh nghiệp là 25.000đ/kg, cao hơn so với giá thị trường nên mang lại lợi nhuận cao hơn.
 
Nguồn: TSVN - EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: mô hình nuôi cá tra nước mặn , nghề nuôi cá