Nếu như trước đây, nuôi cá lồng bè chủ yếu theo hình thức tự phát quy mô nhỏ,… thì hiện nay, nhờ hiệu quả kinh tế cao nên mô hình này đang được nhiều bà con chú trọng và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, cũng chính điều này (bên cạnh ô nhiêm môi trường) lại là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát, mang nhiều rủi ro cho người nuôi.
Hình ảnh một lồng nuôi cá chết hàng loạt do ô nhiễm. Ảnh minh họa.
Đã có không ít lần báo chí đưa tin nhiều bà con phải lâm vào cảnh “trắng tay” do cá nuôi lồng chết hàng loạt, bên cạnh nguyên nhân bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường thì việc nuôi không đúng kỹ thuật và dịch bệnh bùng phát cũng góp phần không nhỏ. Vậy, đối với cá nuôi lồng, cần áp dụng những biện pháp kỹ thuật nào để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo năng suất, giảm thiệt hại,…? Đó là những nội dung chính sẽ được ECOCLEAN đề cập trong bài viết này, mời bạn đọc và bà con theo dõi!
Những bệnh phổ biến ở cá nuôi lồng và cách điều trị
Nắm được những căn bệnh thường gặp trên cá nuôi lồng và cách điều trị sẽ giúp bà con kịp thời đối phó với dịch bệnh, giảm thiểu tối đa thiệt hại,…
1. Bệnh liên cầu khuẩn ở cá Rô phi và cá Diêu hồng
Một trong những bệnh gây nhiều thiệt hại nhất cho cá Rô phi và Diêu hồng là bệnh liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Bệnh liên cầu khuẩn thường xảy ra vào mùa hè và gây chết nhiều cá. Khi cá bị nhiễm bệnh, rất dễ nhận ra những biểu hiện bất thường bên ngoài cơ thể như: sậm màu, mắt bị lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nấp mang, hoạt động chậm chạp, bơi quay tròn hoặc không định hướng. Khi mổ cá bệnh xuất hiện sẽ thấy hiện tượng tích khí ở ruột, ruột rỗng toét xuất huyết, gan tụ máu,….
Để trị bệnh liên cầu khuẩn, bà con có thể sử dụng các dòng kháng sinh như: Florphenicol, Doxycycline, Ekavarin,… trộn vào thức ăn cho cá. Bà con nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và điều trị đủ liều, đủ giai đoạn thì cá mới khỏi hoàn toàn và ngăn bệnh quay trở lại.
2. Bệnh đen mình, đen đầu, tuột vảy ở cá Trắm cỏ
Đây là một loại bệnh nguy hiểm trên cá Trắm cỏ và được gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas hoặc virus. Khi bệnh, cá có dấu hiệu bỏ ăn, cá bị tuột vảy và da cá chuyển dần sang màu đen, bơi lờ đờ vật vờ trên mặt nước,… Cá sẽ bị chết trong thời gian khá nhanh sau khi nhiễm bệnh.
Theo các chuyên gia, nếu như cá bị nhiễm virus thì cá không còn khả năng chữa trị vì hiện nay các biện pháp xử lý là không hiệu quả cao (dấu hiệu để nhận biết cá bị nhiễm virus là: gan không bị hoại tử, chỉ xuất hiện các vết tụ ở ruột ở gan). Ngược lại, nếu cá bị nhiễm bệnh do virus thì bà con có thể chữa trị như sau (áp dụng trên cả cá rô phi, cá chép,…):
- Bước 1: Mua các loại hóa chất để khử trùng nước như: thuốc tím, BKC, TCCA,…;
- Bước 3: Mua thuốc tiên đắc về trộn với các loài rau mà cá trắm ưa thích nhất;
3. Bệnh gan thận ứ mủ
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Edwardsiella.sp gây ra. Khi bệnh, cá có biểu hiện bơi lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt, cơ thể xuất huyết, gan thận có đốm trắng.
Để trị bệnh, bà con có thể dùng thuốc đặc trị như: Florphenicol, Doxycycline,… trộn vào thức ăn, bên cạnh đó bổ sung thêm các Vitamin giúp cá tăng sức đề kháng.
Ảnh minh họa.
Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp
- Chọn cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật, dị dạng bẩm sinh,… nên mua ở những cơ sở cung cấp uy tín. Cá cần được tắm nước muối nồng độ 3% từ 10-15 phút nhằm loại bỏ mầm bệnh trên cơ thể rồi mới thả cá;
- Trước khi thả cá, lồng nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, phơi lồng 1-2 ngày. Trong suốt vụ nuôi, bà con cần định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 tuần/lần để loại bỏ các vi sinh vật bám, giúp nước lưu thông tốt hơn. Sau khi cho cá ăn khoảng 30 phút, tiến hành vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường;
- Thả nuôi với mật độ thích hợp, không nên nuôi quá dày sẽ dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng và dễ bùng phát dịch bệnh;
- Treo các túi vôi hoặc túi thuốc tại vị trí cho cá ăn để tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước. Sau khi vôi hoặc thuốc tan hết, cần thay túi mới;
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho ăn đúng khẩu phần, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các khoáng chất chất thiết. Ngoài ra, định kỳ bổ sung
vi sinh xử lý nước ao nuôi thủy sản ECOCLEAN AQUA để phân hủy chất hữu cơ, tảo độc và làm sạch nước;
Kết luận
Trên đây là một số bệnh phổ biến thường gặp trên cá nuôi lồng và những kỹ thuật nuôi giúp phòng dịch bệnh. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong suốt quá trình nuôi cá của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.