Ở bài viết trước, ECOCLEAN đã chia sẻ đến bạn đọc nguồn gốc và những tác hại của chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm. Nhằm giúp người nuôi trồng quản lý ao nuôi tôm tốt hơn, trong bài viết này ECOCLEAN xin chia sẻ một số biện pháp quản lý chất thải trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất.
 
mot-so-bien-phap-quan-ly-chat-thai-lan-trong-ao-nuoi-tom
 
Để hạn chế sự tích tụ chất thải trong ao nuôi tôm, chúng ta cần lưu ý:

1. Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng

Mặc dù phần lớn các ao nuôi tôm công nghiệp hiện nay đều có sự quản lý chất thải chặt chẽ, nhưng dù sự quản lý này có tốt đến đâu thì việc tồn lưu chất thải hữu cơ sau vụ nuôi tôm là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, để tránh hiện tượng chất thải hữu cơ từ vụ nuôi trước ảnh hưởng đến vụ nuôi sau, chúng ta cần tiền hành dọn sạch chất thải bằng các phương pháp cải tạo trước khi thả tôm.
 
Thông thường, chúng ta có 2 phương pháp phổ biến là cải tạo ướt và cải tạo khô. Song, đối với trường hợp cải tạo khô ngoài việc vét hết lớp bùn dơ khỏi ao nuôi thì việc rải vôi, phơi đáy và cày xới đáy ao giúp cho đáy ao thông thoáng, tiêu diệt mầm bệnh và giải phóng khí độc là điều hết sức cần thiết. Đối với trường hợp cải tạo ướt thường không tẩy dọn triệt để chất thải nên ngoài việc sử dụng vôi, trước khi thả tôm ta phải sử dụng thêm vi sinh xử lý ao nuôi tôm để tăng cường làm sạch đáy ao và các vi sinh vật này sẽ trở thành nguồn thực phẩm sạch cho tôm giai đoạn đầu.

2. Quản lý sự xói mòn do dòng chảy của nước

Sự xói mòn do dòng chảy của nước chủ yếu từ quá trình hoạt động của hệ thống máy quạt nước, từ bờ ao khi trời mưa,… Những sự xói mòn này thường xảy ra ở những hệ thống ao nuôi mới xây dựng. Để khắc phục hiện tượng này, trước khi nuôi tôm đối với những bờ ao mới xây dựng cần phải rửa ao nhiều lần, gia cố bờ chắc chắn.
 
Song song với đó, đặt hệ thống quạt nước sao cho dòng chảy trong ao điều hòa đảm bảo chất thải gom tụ lại ở giữa ao và tạo ra được tỷ lệ diện tích đáy ao sạch là cao nhất.

3. Quản lý thức ăn

Trong hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh thì việc chọn loại thức ăn và quản lý tốt lượng thức ăn sử dụng trong ao là vô cùng quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại chất thải hữu cơ. Nghĩa là, nếu chất lượng thức ăn kém sẽ dẫn đến hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt cao, hoặc do độ tan rã thức ăn trong nước làm cho tôm không sử dụng hết thức ăn, hoặc do việc điều chỉnh thức ăn không phù hợp, vị trí cho tôm ăn không phù hợp sẽ dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao.
 
Do vậy, để làm tốt điều này cần phải chọn loại thức ăn có chất lượng cao và sử dụng thức ăn cho tôm nuôi một cách hợp lý, tránh hiện tượng thừa thức ăn.
 
vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm EcoClean Aqua

4. Quản lý màu nước ao nuôi

Đây là một trong những việc làm hết sức cần thiết bởi một trong những vai trò tích cực của tảo là làm tăng chất lượng nước, giảm các khí độc tồn tại trong ao. Tuy nhiên, việc duy trì được màu tảo tốt trong ao nuôi là một công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi người nuôi tôm phải có một trình độ và kinh nghiệm nhất định để đảm bảo có được màu tảo tốt nhất.
 
Để làm được vấn đề này, người nuôi tôm cần phải biết sử dụng các loại vôi, khoáng chất, chế phẩm vi sinh,… và các biện pháp thay nước hợp lý để duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

5. Chọn nguồn nước cấp thích hợp

Nguồn nước cấp vào ao nuôi cũng khá quan trọng, bởi đây là một trong những lý do làm tích tụ chất hữu cơ trong ao nuôi tôm. Do vậy, chúng ta cần chọn những nguồn nước ít chất lơ lửng, không có tảo và nên chọn nguồn nước có độ mặn thấp.

6. Gom tụ chất thải và tránh khuấy động các chất trong ao nuôi

Khi sử dụng máy quạt để gom tụ chất thải, sử dụng các loại vôi, khoáng chất, tránh khuấy động vùng gom tụ chất thải sẽ là một giải pháp tương đối an toàn, vừa tạo ra vùng sạch cho tôm hoạt động, vừa tránh sự phát tán chất lơ lửng trở lại nước ao trong thời gian nuôi.

7. Loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi

Việc sử dụng ao chứa lắng và mật độ nuôi vừa phải cũng là một giải pháp tốt trong việc quản lý chất thải. Trong nhiều trường hợp, mặc dù các hệ thống ao nuôi tôm năng suất cao sử dụng các biện pháp quản lý chất thải cũng chỉ làm giảm sự tồn lưu chất thải trong ao nuôi tôm. Một số trường hợp việc quản lý chất thải không đạt được như mong muốn của người kỹ thuật. Do vậy, lượng chất thải ao nuôi vượt quá ngưỡng cho phép gây nguy hại cho tôm nuôi.
 
Thông thường, sự tích tụ chất thải lớn trong ao nuôi tôm thường xảy ra ở các tháng nuôi thứ 3 và thứ 4. Các biện pháp xử lý chất thải trong ao nuôi tôm là thay nước đáy hoặc dùng hệ thống thoát nước trung tâm, hoặc dùng máy hút bùn ra khỏi ao.
 
Trong đó, giải pháp hút bùn ra khỏi ao nuôi mang lại hiệu quả khá cao nhưng cũng có thể gây nguy hại cho tôm tùy thuộc vào kỹ thuật hút bùn và điều kiện từng ao nuôi.
 
Một lưu ý quan trọng là chỉ hút chất thải khi thật sự cần thiết, chỉ hút bùn vào buổi sáng hàng ngày và mỗi đợt hút bùn chỉ nên kéo dài từ khoảng 5 - 7 ngày. Khi hút bùn cần thải vào các vị trí không gây ảnh hưởng cho những người nuôi tôm chung quanh.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
mot-so-bien-phap-quan-ly-chat-thai-lang-tu-trong-ao-nuoi-tom2017823112628531.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản