Hiện nay, sản lượng từ nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Tuy vậy, đi đôi với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường của khu vực này đang ở mức đáng báo động do việc lạm dụng thâm canh tăng vụ, nuôi nhiều vụ trong năm, trong đó không ít hộ nuôi vì chạy theo lợi nhuận nên đã không tuân thủ theo lịch thời vụ làm bùng phát dịch bệnh,…
Vấn đề ô nhiễm môi trường
Để bà con có cái nhìn chính xác hơn về những hệ lụy sau vụ nuôi, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu bằng cách thu thập các số liệu từ quá trình nuôi và đưa ra các thống kê tương đối chính xác. Nghiên cứu cho thấy, để có được 1kg cá da trơn thành phẩm thì bà con phải sử dụng từ 3-5kg thức ăn, nhưng trên thực tế cá chỉ tiêu thụ khoảng 20% lượng thức ăn kể trên và có đên 80% lượng thức ăn dư thừa tích tụ xuống đáy ao, phân hủy gây ô nhiễm. Tại một số ao nuôi công nghiệp, nước thải từ các ao nuôi chứa đến 45% Nitơ và 22% chất hữu cơ khác.
Theo các số liệu quan trắc cho thấy, các ao nuôi thủy sản tại ĐBSCL chứa nồng độ các chất gây ô nhiễm (BOD5, COD, TSS,…) vượt xa ngưỡng cho phép của TCVN. Từ đó dẫn đến việc môi trường nuôi bị ô nhiễm, tôm cá nuôi dễ mắc bệnh và lây lan thành dịch,…
Những biện pháp xử lý nước ao nuôi thủy sản nên biết
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia khuyến cáo bà con khi bước vào vụ nuôi cần thực hiện các
biện pháp xử lý nước ao nuôi thủy sản như sau:
1. Đối với ao nuôi tôm
Trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, bà con cần thực hiện cải tạo ao nuôi hợp lý, vệ sinh ao hồ, bón vôi diệt tạp,… Bên cạnh đó, cần xử lý nước thật kỹ trước khi thả nuôi bằng cách chọn nguồn nước không bị ô nhiễm (không phát sáng, nhiều váng bọt, không dịch bệnh,…) và cho vào ao lắng có sử dụng lưới lọc để ngăn bùn, phù sa, giáp xác và một số vi sinh vật có hại,…
2. Đối với ao nuôi cá
Có rất nhiều phương pháp giúp bà con xử lý nước ao nuôi cá hiệu quả, ví dụ phương pháp Purolite tốc độ cao có khả năng xử lý các chất ô nhiễm lơ lửng hay hòa tan trong nước lắng xuống đáy ao và loại ra ngoài, hay phương pháp xử lý lọc nước thải qua khu đất ngập nước chảy ngầm kiến tạo,…
3. Bổ sung chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh những kỹ thuật cải tạo ao nuôi trước mùa vụ, các chế phẩm sinh học giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nước ao nuôi và sức khỏe của tôm cá nuôi. Theo đó, khi bà con bổ sung các chế phẩm sinh học vào ao nuôi sẽ tạo điều kiện cho những vi sinh vật có lợi phát triển, cạnh tranh và tiêu diệt vi khuẩn có hại, tảo gây bệnh,… Qua đó, giúp:
- Phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong nước ao nuôi;
- Các vi sinh vật có lợi sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp tôm cá tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng chống chịu với bệnh tật,…;
- Cạnh tranh môi trường sống với các loài tảo gây hại và vi khuẩn gây bệnh;
- Giúp ổn định độ pH của nước, tảo có lợi phát triển giúp ổn định màu nước và tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước;
Kết luận
Đó là một số biện pháp xử lý nước ao nuôi thủy sản hiệu quả bà con cần lưu ý. Tuy nhiên, đây chỉ là những cái nhìn chung chung nhất, do vậy ECOCLEAN sẽ có những bài viết cụ thể về hơn tùy theo từng loại thủy sản khác nhau, bà con nhớ đón xem! Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.