Tảo lam đáy trong ao nuôi tôm được hình thành và phát triển do hàm lượng chất hữu cơ tích tụ trong đáy ao cao, kết hợp với việc bà con chuẩn bị nước nuôi chưa tốt,… Trong bài viết dưới đây, ECOCLEAN sẽ xoay quanh vấn đề này cũng như cách diệt tảo lam hiệu quả.
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 1
Tảo lam đáy chết và nổi lên mặt nước.
 
Như đã biết, tảo lam chứa nhiều độc tố gây hại cho tôm, nhất là gây bệnh gan tụy và thần kinh. Khi ao nuôi giàu dinh dưỡng, tảo lam sẽ bùng phát và tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn ở những ao nuôi tôm sú do thói quen cho ăn muộn.

Dấu hiệu và quá trình hình thành tảo lam đáy trong ao nuôi tôm

Với những ao nuôi có nước trong kéo dài trước hoặc sau khi thả nuôi, khi kiểm tra mặt đáy ao dưới kính hiển vi bà con sẽ thấy tảo lam với kích thước rất nhỏ. Trong quá trình phát triển, tảo lam đáy sẽ hấp thụ hết các dưỡng chất trong nước và tiết ra các chất độc ức chế sự phát triển của các loài tảo khác.
 
Thông thường, khi tôm mới được thả xuống ao sẽ kiếm ăn dưới đáy ao, và tất nhiên tôm sẽ tiêu thụ luôn cả tảo lam. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm khó tiêu hóa được tảo lam vì thế chúng sẽ tích tụ và gây tổn thương cho hệ tiêu hóa khiến tôm bị viêm dạ dày, ruột, hoại tử gan nghiêm trọng. Những biểu hiện dễ thấy nhất là: tôm chậm lớn, ốm yếu, màu cơ và vỏ khác thường,…

Những dấu hiệu nhận biết tảo lam đáy phát triển trong ao nuôi tôm

Khi tảo lam đáy chết, chúng sẽ bong tróc và nổi lên mặt nước, ngay sau đó xác tảo sẽ phân hủy gây ô nhiễm ao nuôi dẫn đến tôm mắc bệnh. Để nhận biết sự phát triển của tảo lam, bà con có thể quan sát ao nuôi tôm dựa vào các dấu hiệu sau:
 
- Tảo lam đáy nổi ở góc ao cuối gió;
- Màu nước thay đổi lạ thường, nước ở gần bờ trong và sậm đen ở bên dưới đáy;
- Khi tảo lam đáy nổi lên mặt nước hoặc vớt lên bờ sẽ gây mùi hôi thối khó chịu;
- Vỏ tôm nuôi chuyển sang màu đen, mang vàng, ruột trắng đục hoặc trống ruột, gan teo, thịt cơ chuyển sang màu xanh dương…;
 
Bà con có thể tham khảo các dấu hiệu qua những hình ảnh dưới đây:
 
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 2
Xác tảo lam chết và nổi lên mặt nước.
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 3
Hình ảnh sau khi tảo lam được vớt lên bờ.
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 4
Xác tôm và xác tảo trong vó tại một ao nuôi bị tảo lam đáy nghiêm trọng.
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 6
Ngộ độc tảo lam khiến tôm bị mềm vỏ, lệch cỡ, thịt cơ chuyển sang xanh dương,...
 
Ngộ độc tảo lam đáy trong ao nuôi tôm và cách khắc phục 7
Tảo đáy phân hủy bám vào mang tôm, tôm teo gan, vỏ đen, thịt cơ màu xanh dương đục,...

Cách xử lý tảo lam đáy trong ao nuôi tôm

Theo kinh nghiệm của nhiều bà con cho biết, nếu tôm bệnh không thể phục hồi thì cần loại bỏ ngay. Khi cải tạo ao, bà con cần chú ý rửa sạch và xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, đồng thời loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy. Tiến hành gây màu nước cho ao hợp lý, tránh tình trạng để nước ao trong hơn 1 tuần khi ngâm ao hoặc chuẩn bị ao.
 
Nước ao nuôi nhiều dinh dưỡng khi xả ra môi trường trong thời gian dài có thể làm bùng phát tảo lam đáy trong nước sông gần ao nuôi. Do vậy, cần kiểm tra chất lượng nước ao nuôi định kỳ hoặc nước sông trước khi cấp vào ao nuôi.
 
Hiện nay, bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản như EcoClean AQUA để các vi sinh vật có lợi cạnh tranh và tiêu diệt tảo lam. Không chỉ giúp xử lý tảo lam đáy, dòng vi sinh này còn tiêu diệt được cả tảo lam lơ lửng trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt hơn.
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
ngo-doc-tao-lam-day-trong-ao-nuoi-tom-va-cach-khac-phuc20171125102328946.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản