Nhiều ngày qua, những cơn mưa lớn liên tục xuất hiện trên địa bàn cả nước. Liệu, điều này có gây ảnh hưởng đến ao tôm nuôi khi thời điểm Tết Mậu Tuất 2018 đã cận kề! Sau đây là những vấn đề thường xảy ra trong ao tôm khi trời mưa lớn cũng như một số biện pháp khắc phục hậu quả bà con cần lưu ý.

Các vấn đề xảy ra trong ao tôm khi mưa lớn…

Khi trời mưa lớn sẽ kéo theo nhiệt độ nước ao nuôi giảm, lượng oxy, độ mặn, kiềm trong ao cũng giảm xuống. Thực vật phù du tàn kéo theo biến động, các vật chất hữu cơ lắng tụ ở đáy ao khi gió mạnh khuấy động bùn đáy ao khiến khí độc H2S thoát ra, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó, tiếng mưa đập trên bề mặt nước ao gây tiếng ồn khiến tôm nuôi bị stress.

… Và những hậu quả từ những trận mưa lớn

Từ những vấn đề xảy ra trong ao nuôi tôm kể trên sẽ kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dễ thấy nhất là tôm bị stress, lượng thức ăn tiêu thụ giảm (thông thường, nhiệt độ giảm đi 1oC thì lượng thức ăn tiêu thụ giảm 5 - 10% và đến tăng 30% khi nhiệt độ giảm 3oC), kèm theo đó là chất lượng nước ao nuôi gặp biến động và phát sinh các tác nhân gây bệnh.
 
nhung-van-de-thuong-xay-ra-trong-ao-tom-khi-troi-mua-lon-va-cach-khac-phuc
Tôm bị cong thân, vỏ mềm,... sau mưa lớn. Ảnh minh họa.
 
Những tiếng ồn do nước mưa đập mạnh trên mặt nước sẽ khiến tôm hoảng sợ và lẩn trốn xuống đáy ao, tuy nhiên nơi đây mức độ bùn cao hơn. Khi bùn đáy bị khuấy lên sẽ khiến cho tình trạng đáy ao xấu hơn.
 
Vỏ tôm bị mềm do hàm lượng khoáng giảm, khi nhiệt độ tăng trở lại sẽ phát sinh lượng lớn vi khuẩn gây hại khiến tôm bị viêm nhiễm và ăn thịt nhau. Ngoài ra, điều này cũng làm tiêu hao nhiều oxy khiến tôm bị nổi đầu.

Vậy, bà con cần làm gì trong và sau những trận mưa lớn?

Như đã nói trên, trời mưa sẽ khiến lượng oxy trong ao bị giảm đáng kể gây ảnh hưởng đến tôm nuôi, do vậy, việc đầu tiên cần làm là duy trì nồng độ oxy trong ao nuôi cao hơn mức bình thường khoảng 20% bằng cách vận hành tất cả các thiết bị sục khí khi trời mưa.
 
Tiếp theo là không cho tôm ăn khi trời mưa vì sẽ gây ra tình trạng tích tụ thức ăn thừa gây ô nhiễm ao.
 
nhung-van-de-thuong-xay-ra-trong-ao-tom-khi-troi-mua-lon-va-cach-khac-phuc 2
Bổ sung thêm Vitamin C, Kali,... vào thức ăn và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý ao nuôi. Ảnh minh họa.
 
Sau khi trời mưa, bà con cần tiến hành tháo nước mưa thừa ra khỏi bề mặt ao, đồng thời kiểm tra chất lượng nước ao nuôi. Nếu thấy hàm lượng pH giảm, hãy bón vôi để lấy lại cân bằng. Bên cạnh đó, bà con nên trộn thêm Vitamin C, muối và kali vào thức ăn cho tôm để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu.
 
Ngoài ra, bà con cần sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản EcoCleanTM Sludge Reducer trộn với mật gỉ đường, đem sục khí khoảng 2 tiếng và đem rải đều lên mặt ao để xử lý các chất hữu cơ, tạp chất ô nhiễm bị khuấy động sau mưa.

Kết luận

Đó là những vấn đề thường gặp trong ao nuôi tôm khi trời mưa lớn bà con cần lưu ý. Nhìn chung, các tác động trên tôm gặp phải là: cong thân, mất cảm giác thèm ăn, vỏ mềm, thịt nhão,… Do vậy, bà con cần áp dụng những biện pháp cần làm mà EcoClean đã chia sẻ để giúp tôm không gặp tổn thất sau những trận mưa. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
Tìm theo từ khóa: những vấn đề thường xảy ra trong ao tôm khi trời mưa , nghề nuôi tôm

Bài viết cùng chuyên mục

Tác hại và những kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm trong mùa mưa bão
Mùa mưa bão gây ra nhiều tác động tiêu cực đến ao nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và bùng phát dịch bệnh. Sau đây là những kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm trong mùa mưa bão bà con nên biết!