Đó là vấn đề mà ECOCLEAN muốn mời bạn đọc và bà con cùng tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây. Trên thực tế, việc đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế mà con tôm thẻ chân trắng mang lại không chỉ nhận được sự quan tâm của nhiều bà con mà còn được các nhà chuyên môn và doanh nghiệp coi trọng.
[Mách nhỏ] Tháng 12 là giai đoạn chuyển mùa, một số nơi bị xâm nhập mặn, do vậy chúng tôi khuyến cáo bà con không nên thả nuôi tôm thẻ chân trắng nếu không chủ động được nguồn nước, cơ sở hạ tầng không đảm bảo,…
Những thách thức khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Phát biểu tại hội nghị “Nghiên cứu tác động về môi trường, dịch bệnh và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh, quảng canh cải tiến tại Đồng bằng Sông Cửu Long”, ông Lê Thanh Lựu - GĐ TT hợp tác quốc tế NTTS cho biết ưu thế của con tôm thẻ là khả năng thích nghi môi trường tốt, tỉ lệ sống cao, hàm lượng protein trong thức ăn thấp và có chu kỳ nuôi ngắn hơn tôm sú,… bên cạnh đó tôm thẻ có thể nuôi thâm canh và siêu thâm canh, đồng thời tiêu thụ tôm của thị trường tương đối dễ.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL còn gặp nhiều thách thức. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều đại biểu quan tâm chính là cần đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả kinh tế mà tôm thẻ mang lại cho bà con ở vùng ĐBSCL. Cụ thể, người nuôi tôm thẻ còn gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Một là, giá thành sản xuất tôm cao do nhiều yếu tố: con giống, chi phí thức ăn,
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, người lao động,… Hai là, mức độ cạnh tranh rất cao vì hầu hết các quốc gia đều lấy con tôm thẻ làm đối tượng chủ lực để tăng sản lượng và khối lượng xuất khẩu, trong khi đó mức độ cạnh tranh của tôm sú là thấp hơn nhiều.
Cũng theo ông Lựu, đối với các hình thức canh tác có năng suất thấp (tôm rừng, tôm lúa, quảng canh) thì nên ưu tiên nuôi tôm sú thay vì tôm thẻ chân trắng. Đồng thời các hộ nuôi cần liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm tôm đồng đều về kích cỡ, chất lượng,… đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nếu như tôm thẻ cạnh tranh cao từ nhiều nước trên thế giới thì tôm sú cạnh tranh thấp hơn. Ảnh minh họa.
Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh, quảng canh cải tiến ở ĐBSCL
Trong thời gian qua, nuôi tôm thẻ chân trắng đã đạt được nhiều tín hiệu khả quan như: gia tăng sản lượng, xuất hiện nhiều mô hình nuôi thành công,… Đó là những nhận định của ông Bùi Văn Điền - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, song, trên thực tế việc nuôi tôm thẻ quảng canh và quảng canh cải tiến trên vùng chuyên canh tôm sú còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tính đến hết năm 2016, tổng diện tích nuôi tôm nước mặn - lợ của ĐBSCL khoảng 638.000 ha với sản lượng 566.000 tấn. Trong đó, tôm thẻ chiếm 71.420 ha và đạt sản lượng 293.000 tấn. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 175.000 ha là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến chuyên môn từ đất nông nghiệp kém hiệu quả. Hầu hết các hộ nuôi hoạt động nhỏ lẻ, độc lập và thiếu liên kết.
Kết luận
Nhìn chung, vai trò của tôm thẻ chân trắng là tương đối quan trọng hiện nay và đây cũng là đối lượng thủy sản có tiềm năng phát triển mạnh ở ĐBSCL. Tuy nhiên, để đảm bảo nghề nuôi phát triển bề vững, bà con cần có các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch; quản lý con giống; quản lý hệ thống thủy lợi
xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, khí độc và nước ao nuôi tốt; công nghệ nuôi tiên tiến phù hợp;…
Nguồn: EcoClean t/h.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...
“Trước đây đất nhà tôi trồng lúa, nay chuyển sang đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tôi lo ngại rằng dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất dùng cho lúa trước đây vẫn còn tồn lưu trong đất sẽ gây hại cho tôm. Vậy, các chuyên gia hãy hướng dẫn tôi phải cải tạo ao nuôi như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!”.
Có người ví tôm thẻ chân trắng như một 'cô gái yếu đuối' với đặc tính khá 'đỏng đảnh' khi nuôi. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về những điểm mạnh yếu của loài tôm này, bà con sẽ đạt hiệu quả cao khi nuôi.