Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân mới khiến tỉ lệ sống của cá nuôi bị suy giảm, đó là hai hơp chất Kẽm Sulfat và Đồng Sulfate. Điều này một lần nữa cho thấy thực trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến ngành nuôi trồng thủy sản.
Thực trạng môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng
Thực tế cho thấy, thời buổi hiện đại hóa công nghiệp hóa đang kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã gây ra sự ô nhiễm nặng nề cho các con sông. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà vẫn đang tiếp diễn trên toàn thế giới. Sau tất cả, ô nhiễm kim loại nặng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp kiềm hãm sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể, kim loại nặng là những thành phần cơ bản tồn tại trong môi trường nước và được các sinh vật sống dưới nước hấp thụ, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các mô liên kết, quá trình enzym và hô hấp của tế bào ,… của sinh vật.
Kẽm và đồng làm giảm tỉ lệ sống của cá nuôi
Trong các nguyên tố kim loại nặng, Zn và Cu dù được biết là những nguyên tố vi lượng cần thiết đối với tất cả đời sống sinh vật, tuy nhiên, khi tồn tại với hàm lượng quá cao lại là “thuốc độc” gây ngộ độc cho các sinh vật. Không chỉ vậy, con người khi tiêu thụ những loại thủy hải sản này cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Kẽm: Công thức hóa học là Zn, một loại kim loại phổ biến tồn tại trong môi trường nước và là một vi lượng cần thiết trong đời sống sinh vật. Theo nhà khoa học Muralisankar T (2015) thì kẽm giữ vai trò quan trọng với hơn 300 enzymes và nhiều protein khác. Mặc dù vậy, vào năm 2013 nhà khoa họcc Abdulali Taweel và M. Shuhaimi Othan đã chứng minh khi kẽm tồn tại ở nồng độ cao sẽ gây ngộ độc trên cá rô phi nuôi, điều đó đồng nghĩa tỉ lệ tử vong ở cá tăng khi nồng độ kẽm tăng.
+ Đồng: Công thức hóa học là Cu, bắt nguồn từ nước thải của cá nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón,… Nhìn chung, khi nồng độ Cu gia tăng sẽ kéo theo tỉ lệ tử vong ở cá cũng tăng theo.
Mới đây, nhà khoa học Ling Zeng (Trung Quốc) và các cộng sự đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của kẽm và đồng lên loài cá chép ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy tỉ lệ tử vong của cá chép đối với hai chất này là khác nhau tùy theo nồng độ và thời gian phơi nhiễm khác nhau.
Cũng theo kết quả này, các thử nghiệm gặp phải các biểu hiện nhiễm độc cấp tính do kim loại nặng như: bơi chậm (hoặc bơi dưới đáy bể) trong ao có nồng độ kim loại nặng thấp. Khi nồng độ tăng lên, cá bất ngờ di chuyển nhanh hơn và dần dần rớt đáy.
Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa khẳng định ô nhiễm kim loại nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ chết của cá nuôi.
Người nuôi trồng thủy sản cần lưu ý khi ứng phó với ô nhiễm kim loại nặng:
+ Chuẩn bị các công cụ đo lường nồng độ kim loại nặng có trong nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi;
+ Xử lý tồn dư kim loại nặng trong nước trước mỗi vụ nuôi;