Tình trạng nồng độ NO2 trong ao nuôi thủy sản nước ngọt vượt mức không phải là tình trạng hiếm gặp. Vậy, khi ao bị nhiễm khí độc NO2, phải làm sao?
Đó là vấn đề mà bạn B.C Sóc Trăng đang gặp phải “Ao nuôi của mình bị NO2, không có ao lắng, với lại bây giờ nước ngọt rồi, thay xong không có nước mặn, quan trọng hơn là lúc này các ao gần đó họ thu hoạch rồi thải nước ra sông nên không thay nước được. Xin hướng dẫn cách xử lý hiệu quả! Chân thành cảm ơn!”.
Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia cùng một số bà con đã từng gặp phải vấn đề trên. Theo đó, NO2 (nitrit) là những hợp chất được hình thành sau khi các chất hữu cơ, phân tôm cá nuôi, thức ăn thừa có trong ao,… bị phân hủy và phần dư thừa được Nitơ chuyển hóa thành Ammonia, sau đó nhiễm vào nước ao nuôi. Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng Nitrat, Nitrit, Ammonia,… Vấn đề này đã được nêu rõ trong bài “Vấn đề NO2 trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt”, bà con có thể tham khảo thêm.
Khí độc NO2 trong ao nuôi có thể gây thiếu oxy khiến cá bị ngạt chết hàng loạt. Ảnh minh họa.
Bệnh phổ biến trong ao nuôi nhiễm khí độc NO2
Dễ thấy nhất là bệnh máu nâu ở cá nuôi trong ao có nồng độ NO2 cao. Có thể nói loài cá khá nhạy cảm với loại khí độc này dù chỉ với nồng độ cực nhỏ. Thông thường, bà con sẽ thấy hiện tượng cá thở hổn hển ngay cả khi nồng độ oxy là tương đối cao bởi khí độc này sẽ xâm nhập vào máu thông qua các mang và biến máu thành màu nâu giống sô-cô-la. Hemoglobin vận chuyển oxy trong máu sẽ kết hợp với NO2 để tạo thành Methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy. Khi đó, cá sẽ bị ngạt thở do máu không thể vận chuyển oxy mặc dù nồng độ oxy trong ao nuôi vẫn đảm bảo.
Xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi như thế nào?
Theo các chuyên gia EcoClean thì vấn đề này liên quan đến Nitơ nên biện pháp phòng ngừa rõ ràng nhất là hạn chế và giảm thiểu bằng cách kiểm soát tỉ lệ cho ăn hợp lý. Song, đây không thực sự là giải pháp khả thi nhất là trong những ao nuôi thâm canh hiện đại hoặc hệ thống nuôi cá kín cho mật độ và phát triển nhanh,…
Ứng dụng các chế phẩm sinh học
Thật may mắn thay, bà con vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát và vô hiệu Nitrit một cách an toàn và kinh tế nhất bằng việc sử dụng
EcoCleanTM AM - Vi sinh xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi thủy sản. Đây là dòng vi sinh xử lý NO2 và Ammonia hiệu quả nhất của Mỹ được sản xuất trên dây truyền hiện đại với công thức độc quyền. Sự phối trộn của 8 loài vi khuẩn kỵ khí tùy nghi làm cho sản phẩm hiệu quả trên một loạt các chất nền khác nhau và điều kiện môi trường khác nhau. Các vi khuẩn trong
EcoCleanTM AM hoàn toàn chỉ tác dụng trên chất nền hoại sinh và không sống. Khi ứng dụng sản phẩm trong điều kiện hiếu khí sẽ kết hợp làm giảm BOD, COD và mùi phát sinh từ hoạt động của vi khuẩn kỵ khí. Bằng cách thực hiện một quá trình giảm chất ô nhiễm hiệu quả hơn, sản phẩm giúp làm giảm đáng kể việc nạo vét và sử dụng hóa chất khi xử lý.
Kết hợp các giải pháp xử lý khác
Bên cạnh việc ứng dụng
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản thì bà con cũng cần kết hợp nhiều giải pháp khác. Theo ý kiến của đọc giả có nick name BangKinh thì về mặt logic, khi ao nuôi có ngưỡng NH3 an toàn gần bằng 0 thì khó có thể tồn tại hàm lượng NO2 cao. Tuy vậy, dù vi khuẩn có lợi được bổ sung định kỳ, liên tục nhưng các sản phẩm này lại có khả năng thiếu mật độ của chủng Nitrobacter để chuyển hóa NO2 sang NO3 hoặc Nitơ tự do. Bên cạnh đó, việc cung cấp oxy cho hồ nuôi có thể chưa đủ dư để giúp quá trình Nitrat hóa diễn ra hoàn toàn, từ đó làm tăng khả năng tích tụ NO2 khi mà phiêu sinh động thực vật, phân tôm cá nuôi, thức ăn dư thừa liên tục tăng sinh khối. Do đó, bà con nên:
Tăng cường quạt bơm oxy cung cấp cho tôm cá. Ảnh minh họa.
- Cung cấp đủ mật độ chủng Nitrobacter trong quá trình Nitrat hóa (quy trình này cần khoảng 15 ngày để phát huy tối đa sinh khối của vi sinh). Giải pháp phòng vệ từ xa bằng cách bổ sung định kỳ các dòng khuẩn Nitro.
- Khi trường hợp khẩn cấp, mỗi ngày cần thay từ 5 - 10% lượng nước để làm loãng lượng NO2 có trong ao nuôi. Cung cấp thêm 3ppm muối ăn mỗi ngày để giảm độc tính của NO2 bởi công thức hóa học của muối ăn là NaCl nên khi hòa tan trong nước sẽ tách Cl- giúp giảm ảnh hưởng của Nitrit tác động qua mang tôm, cá nuôi.
- Nồng độ NO2 cao sẽ khiến tôm cá bị ngạt và chết nhanh, do đó cần gia tăng tối đa khả năng hoạt động của hệ thống tạo oxy.
Kết luận
Trên đây là một số ý kiến từ các chuyên gia cũng như bạn đọc cung cấp, nếu bà con có thể xử lý hiệu quả bằng cách khác hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này. Hy vọng bài viết cung cấp những kiến thức hữu ích cho bà con khi nuôi trồng thủy sản. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.