Cũng giống như cua, loài tôm cũng xảy ra quá trình lột vỏ (lột xác) mỗi khi phát triển đến một kích thước và trọng lượng nhất định nào đó. Chu kỳ lột xác của tôm là quá trình hoàn toàn tự nhiên và bắt buộc để tôm phát triển hơn nữa.
 
Hay nói cách khác, bởi vì cơ thể tôm được bao bọc bởi lớp vỏ Kitin cứng bên ngoài vì thế để tôm lớn lên được thì tôm phải thực hiện quá trình loại bỏ lớp vỏ bám này. Khi thoát khỏi lớp vỏ cứng cáp kia, cơ thể tôm sẽ trở nên “yếu ớt” và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, tôm sẽ hút nước để tăng kích cỡ cơ thể khi lớp vỏ mới bên ngoài còn mềm và sau khoảng thời gian ngắn vỏ tôm sẽ lại cứng cáp như ban đầu. Thông thường, thời gian để vỏ tôm cứng là 1 - 2 giờ đối với tôm con và 1 - 2 ngày đối với tôm trưởng thành.

"Chính quá trình lột xác này khiến cho quá trình tăng trưởng của tôm mang tính giai đoạn chứ không được liên tục như loài cá"

Sự lột xác là một sự hoàn chỉnh của một tiến trình phức tạp mà được bắt đầu vài ngày hay một tuần trước đó, tất c các tế bào đều tham gia vào quá trình cho sự chuẩn bị cho sự lột vỏ sắp xảy ra. Các mỡ dự trữ sẽ chuyển hóa vào trong tuyến ruột giữa (được xem như là cơ quan tiêu hóa và dự trữ). Các tế bào phân chia nhanh chóng, các tế bào mới được hình thành và sau đó là sự tổng hợp của các Protein mới. Tập tính của sinh vật có thay đổi, tiến trình này kéo dài có sự phối hợp của các cơ quan trong cơ thể và tiến hành trong môi trường Hormon. Quá trình lột vỏ của tôm trải qua nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn có nhiều giai đoạn phụ, tuy nhiên mỗi loài sẽ có số giai đoạn khác nhau. Một cách đơn giản nhất là chia thành bốn giai đoạn: early premolt (đầu của giai đoạn tiền lột xác); latepremolt (cuối giai đoạn tiền lột xác); intermolt (giữa giai đoạn lột xác), và postmolt (sau lột xác).
 
Giai đoạn lột vỏ của tôm chỉ xảy ra trong vài phút, bắt đầu là sự vỡ ra của lớp vỏ cũ ở phần lưng nơi tiếp giáp giữa phần đầu ngực và phần bụng, sau đó tôm sẽ thoát ra từ vị trí hở của vỏ.
 
Nguồn: Tổng hợp