Đối với người nuôi tôm nói chung và tôm sú nói riêng, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được cho là nguy hiểm nhất hiện nay bởi chúng được xác định gây ra hội chứng chết sớm trên tôm (EMS). Trong nhiều năm qua, bệnh EMS đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn tại các ao nuôi trong khi đó bà con nuôi tôm phải “vật lộn” với bệnh để duy trì sản xuất.
Để đối phó, nhiều bà con đã chia sẻ với nhau việc nuôi ghép với cá rô phi để tạm thời đối phó với EMS hoặc sử dụng
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để làm giảm độc tính của vi khuẩn Vibrio spp trước khi không chống nổi EMS nữa. Mặt khác, các chuyên gia đưa ra nhiều công trình nghiêm cứu nhằm mục đích hạn chế tác hại của loài vi khuẩn này. Và đến nay, phương pháp khả thi nhất là sử dụng các sản phẩm kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm. Trong đó, sử dụng cây Liên kiều -
vị thuốc mới trong phòng trị bệnh EMS trên tôm được xem là điểm sáng trong “cuộc chiến” chống lại EMS.
Để bà con hiểu rõ hơn về vị thuốc này, ECOCLEAN xin mời bà con tiếp tục theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Cây Liên kiều - Loài thảo mộc trong Đông Y…
Cây Liên kiều. Photo by Internet.
Cây Liên kiều có tên khoa học là Forsythia suspensa - một trong 50 loài thảo mộc cơ bản được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Trước đây, các nghiên cứu cho thấy bột từ hạt của cây Liên kiều có khả năng dùng làm kháng sinh trị một số bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi.
… Vị thuốc mới trong phòng ngừa bệnh EMS trên tôm sú
Từ nhiều kết quả đạt được từ những nghiên cứu trước đó trên thủy sản, các chuyên gia đã tiến hành 2 thử nghiệm khác để xác định hiệu quả của hạt cây Liên kiều trên tôm sú:
# Một là, thí nghiệm đánh giá hiệu quả tăng trưởng
Các chuyên gia cho tôm sú (trọng lượng ban đầu là 3.02g) ăn với khẩu phần chứa thức ăn cơ bản 0% (đối chứng) và lần lượt bổ sung hạt Liên kiều 0.01%, 0.02%, 0.04% và 0.06%. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần trong 60 ngày. Kết quả, sau quá trình thí nghiệm tôm có khẩu phần ăn chứa hạt Liên kiều tăng trưởng tốt hơn tôm ăn chế độ đối chứng, đồng thời tỷ lệ sống của tất cả chế độ ăn là >90%.
Tôm sú tăng trưởng tốt hơn khi được bổ sung chiết xuất từ hạt Liên kiều vào thức ăn. Photo by Internet.
# Hai là, thí nghiệm đánh giá phản ứng miễn dịch
Khi các con tôm kể trên được nuôi trong 6 ngày, các chuyên gia tiến hành thí nghiệm phản ứng miễn dịch bằng cách tiêm dịch vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 3HP vào tôm. Kết quả, tỷ lệ sống của tôm có bổ sung hạt Liên kiều 0.01% - 0.02% cao hơn so với tôm đối chứng. Khả năng chống oxy hóa và hoạt động thực bào của tôm chống lại vi khuẩn được tăng cường.
Kết luận
Kết quả từ 2 thí nghiệm trên cho thấy, chế độ ăn có chứa chiết xuất hạt Liên kiều (0.01% - 0.02%) có thể giúp tôm tăng khả năng chống oxy hóa và tăng trưởng tốt hơn, đồng thời tăng cường miễn dịch với vi khuẩn Vibrio spp. Đây sẽ là hướng đi mới trong “cuộc chiến” với bệnh EMS và vi khuẩn Vibrio spp. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi!
Nguồn: EcoClean t/h.