Bệnh đốm đỏ là bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá trắm cỏ. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong bài viết hôm nay, ECOCLEAN sẽ chia sẻ đến bà con một số kiến thức về bệnh cũng như cách phòng trị bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ, mời bà con cùng theo dõi!

Bệnh đốm đỏ là gì?

Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ, một bệnh nguy hiểm trên cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi, nên còn gọi bệnh viêm ruột cá trắm cỏ 2 tuổi và là loại bệnh đường ruột. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp vào 2 mùa chính là tháng 3-4 và tháng 7-8 trong năm. Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A. hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri.
 
benh-dom-do-o-ca-tram-co-va-cach-phong-tri-benh 1
Trắm cỏ là loài cá ưa nước sạch. Photo by Internet.
 
Khi nhiễm bệnh, cá có dấu hiệu ăn kém hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, vảy bong ra, đen thân, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lời ra ngoài, xuất huyết trên thân,… Khi mổ cá thấy thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, gan tái nhợt, mật đen thâm,…

Cách phòng trị bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ

Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ là do môi trường ao nuôi không đảm bảo vì cá trắm cỏ ưa môi trường nước sạch, chọn mua cá giống không chất lượng, vận chuyển không tốt,…

1) Các biện pháp phòng bệnh:

Vì cá trắm cỏ ưa môi trường nước sạch nên việc đầu tiên bà con cần làm là đảm bảo môi trường nuôi sạch, không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc. Tăng cường kháng sinh cho cá, đặc biệt là vào mùa dịch bệnh cần bổ sung nhiều Vitamin C và khoáng chất để cá tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần bón vôi định kỳ 1 lần/tháng để khử trùng ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học định kỳ để giúp ổn định môi trường ao nuôi.
 
benh-dom-do-o-ca-tram-co-va-cach-phong-tri-benh 2
Cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ. Photo by Internet.

2) Các biện pháp trị bệnh:

+ Đối với cá giống: Tắm cho cá bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20-50 g/m3 nước trong 1 giờ, tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm;
 
+ Đối với cá thịt: Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, dùng thuốc KN-04-12 liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Với kháng sinh từ ngày thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu;
 
+ Khử trùng nước ao nuôi cá bằng 1 trong các thuốc sát trùng sau: BKC, Benkocid, VICATO hoặc nước vôi trong. Nghiền tỏi phun vào cỏ (500 g tỏi/100kg cá/ngày) hoặc phun kháng sinh (Oxy Tetracycline hoặc Sulfamid kết hợp Trimethoprim với liều 1 g/20 kg cá/ngày) vào cỏ cho cá ăn 5 ngày liên tục. Sau đó, dùng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản với liều lượng theo nhà sản xuất để xử lý nước ao nuôi;

Lời kết

Bệnh đốm đỏ gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, bà con có thể bổ sung thêm kiến thức cho vụ nuôi. Lưu ý, những kiến thức này chỉ mang tính tham khảo, trên thực tế tùy theo từng mức độ nhiễm bệnh mà bà con sẽ có cách điều trị khác nhau. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 

Bài viết cùng chuyên mục

Chia sẻ kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ năng suất cao
Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện sống trong tự nhiên. Nhưng, để vụ nuôi thành công mang đến năng suất cùng lợi nhuận cao, người nuôi cần phải nắm bắt rõ tập tính của loài cũng như những kỹ thuật cần thiết.
benh-dom-do-o-ca-tram-co-va-cach-phong-tri-benh201844154855603.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản