Nghề nuôi tôm hiện nay đang mạng lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngành thủy sản của nước ta nói chung và nâng cao đời sống cho nhiều hộ nuôi nói riêng. Mặc dù vậy, dịch bệnh đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người nuôi, trong đó phải kể đến bệnh tôm còi. Vậy, nguyên nhân gây bệnh tôm còi là gì và biện pháp kiểm soát ra sao, ECOCLEAN xin mời bạn đọc và bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
 

Bệnh tôm còi là gì?

Tôm bị chậm lớn (hay bị còi) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể khiến tôm chậm lớn. Song, điều khiến nhiều bà con lo ngại là tôm chậm lớn do bị nhiễm virus gây bệnh còi.
 
Thông thường, bệnh xuất hiện từ giai đoạn ZOEA 2. Ấu trùng và Postlarvae mắc bệnh thường có xu hướng giảm ăn, ít hoạt động, phát triển chậm, ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể,…  Đối với tôm ương trong ao có mật độ cao, khi mắc bệnh tôm có màu sẫm, mang đỏ hay đen, gan tụy teo lại có màu vàng và rất tanh,… tôm có nguy cơ chết từ 70-100% trong từ 3-7 ngày.
 
Bệnh tôm còi: Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát bệnh 1

Nguyên nhân gây bệnh tôm còi và cách chuẩn đoán bệnh

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ xoay quanh việc tôm bị còi do nhiễm virus MBV và HPV.

a. Virus MBV (Monodon Baculovirus)

Loài virus này có cấu trúc nhân là DNA mạch đôi, có vỏ bao, hình que, kích cỡ 75x300 nm. Chúng thường ký sinh ở tế bào biểu mô gan tụy hình ống và tế bào biểu mô ruột giữa.
 
Khi tôm nhiễm bệnh do virus MBV ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, đến khi bệnh nặng tôm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: kém ăn, hoạt động yếu, chậm phát triển, lớp vỏ có màu tối hoặc xanh đậm, tỉ lệ phân đàn rất cao,… Khi bệnh tôm sẽ chết rải rác hoặc hàng loạt, thậm chí tỉ lệ chết lên đến 70%.
 
Để chuẩn đoán tôm sú bị nhiễm MBV có nhiều phương pháp khác nhau, tiêu biểu như: phết tế bào gan tụy lên kính, nhuộm nhanh bằng Malachite green 0.1% rồi quan sát dưới kính hiển vi. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp mô bệnh học hoặc kỹ thuật PCR cũng có thể phát hiện tôm nhiễm bệnh.
 
Để kiểm soát bệnh, phương pháp tổng hợp chủ yếu vẫn là cải tạo ao và xử lý nguồn nước cấp cho ao nuôi theo đúng quy trình trước khi thả giống. Đồng thời kiểm dịch đàn tôm giống trước khi thả nuôi, kết hợp chăm sóc tôm và quản lý tốt chất lượng nước trong suốt vụ nuôi.

b. Virus HPV (Hepatopancreatic Parvovirus)

Loài virus này thường ký sinh trong nhân tế bào biểu bì gan tụy và tế bào biểu bì ruột trước. Thông thường, khi tôm bị nhiễm HPV sẽ bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động yếu, gan tụy tôm teo lại hoặc hoại tử,…
 
Cách chuẩn đoán bệnh và kiểm soát bệnh cũng giống như trường hợp nhiễm virus BMV ở trên.
 
Bệnh tôm còi: Nguyên nhân và biện pháp kiểm soát bệnh 2
 

Phương pháp xử lý và phòng bệnh tôm còi phổ biến hiện nay

Hiện nay, việc chữa trị bệnh tôm còi trên tôm sú do virus gây bệnh chưa có thuốc đặc trị, việc chữa trị phần lớn dựa vào các triệu chứng để kéo dài thời gian mà thôi. Nhằm giúp bà con phòng và kịp thời đối phó khi tôm bệnh, ECOCLEAN xin đề xuất một số biện pháp xử lý và phòng bệnh tôm còi như sau:
 
- Thứ nhất, đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là từ nguồn giống, chất lượng môi trường nước ao không đảm bảo. Do vậy, trước tiên là bà con cần chọn giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng ao nuôi ổn định, đồng thời quản lý tốt sức khỏe tôm;
 
- Thứ hai, dùng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để phân hủy các chất thải trong ao nuôi thường xuyên, liên tục đồng thời tăng cường bổ sung các Vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng và chống chịu cho tôm;
 
- Thứ ba, cần loại bỏ tôm bệnh trước khi chúng lây lan sang cho tôm khỏe, có thể thực hiện bằng cách dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1-2 tháng đầu, những con tôm nhỏ và yếu sẽ bám vào chà nên bà con có thể loại bỏ chúng dễ dàng;
 
- Thứ tư, sau 2 tháng nuôi, các chất cặn bã thường tập trung vào giữa ao và tôm có xu hướng tập trung ở khu vực này, do vậy, bà con có thể rải thức ăn cho tôm theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài để dẫn dụ tôm hướng ra ngoài;

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về bệnh tôm còi mà ECOCLEAN muốn chia sẻ với bà con, hy vọng sẽ giúp ích bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
benh-tom-coi-nguyen-nhan-va-bien-phap-kiem-soat-benh20171129112910264.jpg

Sản phẩm tương ứng

EcoCleanTM    Sludge Reducer - Vi sinh xử lý đáy ao
EcoCleanTM Sludge Reducer là dòng vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi tôm cá chuyên dụng với công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập ...
EcoCleanTM    AQUA - Vi sinh xử lý nước ao nuôi và phụ gia thức ăn
EcoCleanTM Aqua là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm cá hiệu lực cao, mật độ vi sinh cao, dạng bột được chọn lọc đặc biệt để xử lý tảo và làm sạch n...
EcoCleanTM    AM - Vi sinh xử lý Ammonia và khí độc NO2
EcoCleanTM AM là công thức pha trộn của các vi khuẩn từ tự nhiên, được phân lập và chọn lọc (không phải cơ cấu cấy ghép di truyền) để loại bỏ Ammonia ...
Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản