Bùn đáy ao nuôi thủy sản là một hợp chất vô định hình, màu tối, có chứa nhiều thành phần như: Carbohydrate (1,3%), Hemicellulose(3,0%), Cellulose (0,4%), Lignin (4,2%), Axit humic (29,6%), Axit funvic (22,0%), Humin (36,5%). Theo Lin và Nash (1996) có khoảng 26% nitơ và 24% phốt-pho từ nguồn thức tích lũy trong bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh. Còn với Funge Smith và Briggs (1998) thì lượng nitơ và phốt-pho được tìm thấy trong nguồn thức ăn lần lượt là 24% và 84%.
Những ảnh hưởng của nền đáy ao đến nuôi trồng thủy sản
Khi nền đáy bị ô nhiễm, quá trình phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra mạnh khiến ao dễ thiếu oxy (do khí O2 được sử dụng cho quá trình này). Cùng với đó là phát sinh ra nhiều khí độc (NH3, H2S và NO2) rất nguy hiểm cho tôm cá nuôi hoặc thậm chí là gây chết hàng loạt,…
“Ao nuôi lâu ngày tích lũy nhiều chất hữu cơ hơn ao mới xây dựng - Theo Munsiri et al. 1996” cho thấy lượng thức ăn thừa cùng phế phải hữu cơ là những yếu tố làm cho ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, phá hủy các vùng sinh thái nuôi thủy sản khiến cho các vi sinh vật phát triển và lây lan nhanh tạo thành dịch. Đa số trường hợp dịch bệnh được phát hiện (bao gồm cả bênh do vi khuẩn và do virus) là do sự thoái hóa môi trường và tôm nuôi bị sốc.
Do đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm đáy ao nuôi thủy sản các chuyên gia sử dụng chủng Bacillus SP như giải pháp hiệu quả nhất.
Vậy, chủng vi khuẩn Bacillus SP là gì?
Bacillus là chủng vi sinh vật có kích thước 0.5 µm đến 20 µm, trực khuẩn hình que, gram dương, có thể sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy nghi.
Vai trò của Bacillus SP trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm
1. Phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ, lipid, cellulose,…
Khi được bổ sung vào nước ao nuôi, Bacillus SP sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường sau đó sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ có sẵn trong nước để phát triển tạo thành quần thể vi sinh vật hữu ích, từ đó hình thành bùn hoạt tính. Nhờ vào khả năng tự tiết ra Enayme Protease nên chúng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, Enzyme Lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp và Enzyme Cenllulase biến đổi cellulose thành đường, cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan với các vi sinh vật gây thối.
2. Tham gia vào quá trình Amon hóa
Bacillus SP có vai trò quan trọng trong quá trình Amon hóa các Protein nhằm chuyển Nitơ từ dạng hữu cơ khó hấp thu sang dạng muối Amon dễ hấp thu và giúp làm sạch đáy ao. Ngoài Bacillus SP (B. Subtilis, B. cereus, B. Licheniformis, B. mesentericus, B. mycoidess...) nhiều vi sinh vật khác cũng tham gia vào quá trình này, chủ yếu là các loài vi khuẩn thuộc Pseudomonas, Clostridium và các vi nấm như Aspergillus oryzae, A. niger...
3. Làm giảm lượng H2S và độc tố sinh ra
Trong điều kiện tự nhiên, môi trường kỵ khí làm làm quá trình oxy hóa các chất hữu cơ dẫn đến quá trình phân hủy chậm và không hoàn toàn, lúc này tích luỹ nhiều acid hữu cơ, rượu, H2S và các dẫn suất của nó có tính độc như diamin, indon, tomain, scaton. Tuy nhiên với khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt trong môi trường kỵ khí các chủng Bacillus SP vẫn tiết ra các enzyme đặc hiệu giúp cho quá trình phân giải các chất diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giam bớt lượng khí H2S và các độc tố tích tụ. Vì thế chúng có mặt nhiều trong
vi sinh xử lý bùn đáy ao nuôi thủy sản, ứng dụng xử lý nước thải, bể xử lý nước thải kỵ khí,...
4. Giúp làm giảm thiểu ô nhiễm đáy ao
Trong điều kiện có oxy, vi khuẩn Bacillus SP sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm hữu cơ trong bùn đáy ao tôm. Sự hiện diện của CO2 có thể làm giảm pH, mặt khác khí NH3 cũng được hình thành trong quá trình phân hủy hữu cơ và NH3 là loại khí độc đối với cá, khi được tạo thành sẽ phản ứng với nước sinh ra ion NH4+ cho đến khi cân bằng được thiết lập Tỉ lệ giữa NH4+/NH3 sẽ tăng khi pH giảm và giảm khi pH tăng. Do vậy sau khi sử dụng Bacillus SP để xử lý bùn đáy ao nên lưu ý quản lý pH nước trong khoảng thích hợp (7,5-8,5), tránh trường hợp pH quá cao dẫn đến hình thành nhiều khí độc NH3.
EcoCleanTM Sludge Reducer là một công thức pha trộn vi sinh và hỗn hợp của 23 vitamin thiết yếu, kích thích sinh học, các enzyme để xử lý bùn đáy. Sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí nạo vét và giảm hình thành bùn đáy, loại bỏ khí độc tích tụ trong lớp bùn.
Kết luận
Mỗi loài Bacillus SP (B. amyloliquefaciens, B. licheniformis, B. cereus...) đều có vai trò chủ lực khác nhau trong cơ chế tác động của vi khuẩn hữu ích. Tiêu biểu như: B. subtilis nổi trội trong phân hủy hữu cơ, tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa và tiết ra kháng sinh kiểm soát mầm bệnh; B. cereus mạnh về khả năng phân giải protein, tinh bột, cellulose... góp phần làm sạch đáy ao, giúp tiêu hóa thức ăn.
Hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ nắm rõ thêm kiến thức về chủng vi khuẩn Bacillus SP cũng như vai trò của chúng. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.