Dịch bệnh luôn là nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển của nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng. Trong đó, bên cạnh những bệnh nguy hiểm như: hội chứng chết sớm, bệnh đốm trắng, bệnh đen mang,… thì ASDD hay còn gọi là bệnh biến dạng đốt bụng cũng là một bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của vụ nuôi.
 
Để hiểu rõ hơn về bệnh này, visinhthuysan.vn sẽ cùng bà con tìm hiểu qua bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!

ASDD là bệnh gì?

ASDD là viết tắt của Abdominal segment deformity disease, một bệnh trên tôm thẻ chân trắng được gây ra bởi một loại virus mới, chúng chủ yếu xâm nhập vào các mô thần kinh gây ra tình trạng rối loạn chức nắng thần kinh cơ và gây biến dạng hình thái.
 
cach-phong-tri-benh-bien-dang-dot-bung-asdd-tren-tom-the-chan-trang-hieu-qua 2

Tôm mắc bệnh biến dạng đốt bụng thường có những dấu hiệu gì?

Theo các chuyên gia, người nuôi có thể phát hiện tôm bệnh dễ dàng qua việc quan sát hình dáng tôm. Dấu hiệu phổ biến và dễ thấy nhất trên tôm bệnh là phần bụng bị biến dạng (đôi khi có đi kèm với đục cơ), khi phân tích mô bệnh học cho thấy dấu hiệu hoại tử và thoái hóa cơ bụng cùng với sự xâm nhập tế bào bạch cầu.

Bệnh gây hại cho tôm thế nào?

Mặc dù tôm nuôi bị biến dạng nhưng về bản chất, bệnh không gây chết tôm cũng như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng.

Cách phòng trị bệnh biến dạng đốt bụng trên tôm thẻ chân trắng 

Hiện nay vẫn chưa có cách phòng trị bệnh ASDD cụ thể, song, các chuyên gia khuyến cáo rằng người nuôi nên áp dụng các biện pháp kiểm soát ASDD bằng cách dùng tôm bố mẹ ngắn hạn sau khi cắt mí mắt tôm và sử dụng các phương pháp PCR để loại trừ tôm bố mẹ có phản ứng với NLRS. Đồng thời, nên nhân giống tôm thẻ bố mẹ không mang gen NLRS.
 
 
Tìm theo từ khóa: