Ở một số ao nuôi, tình trạng tôm nuôi bị rụng đuôi, râu, chân,… thường xuyên xảy ra trong suốt vụ nuôi. Đây chính là bệnh thối đuôi tôm đầm, một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn có thể gây hao hụt lớn cho bà con nếu không biết cách phòng trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh thối đuôi tôm đầm
Ở giai đoạn đầu lúc tôm mới nhiễm bệnh, bà con có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường như: đuôi tôm xòe có bọt nước, xung quanh mép có hiện tượng thối rữa sứt sẹo. Khi bệnh phát triển nặng hơn, toàn bộ phần đuôi tôm lẫn râu và chân sẽ bị đứt.
Bệnh thối đuôi tôm đầm do đâu?
Nguyên nhân khiến tôm bị nhiễm bệnh là do ao nuôi không được cung cấp đủ thức ăn nhưng lại thả nuôi với mật độ quá dày, khi đó tôm bị thiếu thức ăn dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau gây thương tích tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thường xảy ra nhiều ở tôm mẹ trong thời gian qua đông.
Cách phòng trị bệnh thối đuôi tôm đầm
Để phòng trị bệnh, bà con cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Thả nuôi với mật độ vừa phải, tăng cường quản lý cung cấp thức ăn đầy đủ cho tôm nuôi. Có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và
xử lý nước ao nuôi tôm;
- Khi phát hiện bệnh, cần sử dụng Formalin với liều lượng 20gr/m3 và Malachite green 0,008 gr/m3 té đều xuống ao. Trường hợp ao nuôi đã nhiễm bệnh nặng, cần thu hoạch gấp hoặc liên hệ các chuyên gia gần nhất để xử lý kịp thời;
Kết luận
Nuôi tôm giúp bà con ổn định cuộc sống, những song hành với đó là tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Do vậy, bà con cần nắm vững kỹ thuật và cách phòng trị các bệnh trên tôm để đạt năng suất. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Nguồn: EcoClean t/h.