Trong nuôi trồng thủy sản, ao nuôi bị nhiễm phèn là tình trạng diễn ra rất phổ biến. Mặc dù vậy, xử lý ao bị nhiễm phèn thường rất khó bởi nhiều bà con đến nay vẫn chưa biết cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm cá đúng kỹ thuật nên thực tế phèn không được xử lý hiệu quả mà chỉ lắng tụ xuống đáy ao, dẫn đến nhiều hệ lụy cho vụ nuôi. Chính vì thế, trong bài viết này các chuyên gia của visinhthuysan.vn sẽ có đôi lời chia sẻ cùng bà con để xử lý phèn trong ao nuôi hiệu quả nhất. Mời bà con cùng theo dõi!

Nguyên nhân khiến ao nuôi tôm bị nhiễm phèn

Thông thường, những ao nuôi bị nhiễm phèn rất khó gây màu nước. Bên cạnh đó, nồng độ pH trong ao bị nhiễm phèn rất thấp ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ khiến tôm bị mất cân bằng trong quá trình tạo vỏ.
 
Theo các chuyên gia, tình trạng ao nuôi bị nhiễm phèn thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ao nuôi được thiết kế nằm trong khu vực bị nhiễm phèn, hàm lượng sulfat trong đất cao nên khi gặp điều kiện yếm khí và vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ sẽ làm sulfat bị khử để giải phóng lưu huỳnh (S) kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong đất cao tạo thành hợp chất FeS2 (Pyrit) gây ra phèn đỏ trong ao nuôi. Không chỉ vậy, lưu huỳnh còn góp phần hình thành một số tạp chất gây phèn như: Fe, Al, H2S,…
 
cach-xu-ly-phen-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 1
Một ao nuôi tôm bị nhiễm phèn.

Cách nhận dạng đất nhiễm phèn?

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất để có thể nhận biết đất nhiễm phèn chính là hình thái của đất. Thông thường, đất trong khu vực bị nhiễm phèn thường có màu xám đen, nhất là những nơi có sự xuất hiện của chất khoáng FeS2. Bà con nên lưu ý khi chọn nơi để xây dựng ao nuôi.

Những ảnh hưởng của ao nuôi bị nhiễm phèn đến tôm nuôi

Tuy không khiến tôm nuôi chết hàng loạt, song, tình trạng này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi. Trong đó,
 
a) Khó gây màu nước: Như đã nói ở trên, những ao nuôi gặp phải tình trạng nhiễm phèn thường rất khó gây màu nước bởi Fe và Al là các tạp chất rất khó tan khiến tảo không thể phát triển. Màu nước là một trong những yếu tố quan trọng của ao nuôi, vì thế màu nước không đạt sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cả vụ nuôi.
 
cach-xu-ly-phen-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 3
Ao bị nhiễm phèn khó gây màu nước.
 
b) Tôm lột xác không hoàn toàn và bị mềm vỏ: Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, tôm sẽ lột xác để tăng trọng lượng và kích cỡ, điều này đã được visinhthuysan.vn nhắc đến trong bài kỹ thuật kích thích tôm lột xác đồng loạt trước đó. Thế nhưng, ở những ao nuôi bị nhiễm phèn với hàm lượng pH thấp (<7.0) sẽ khiến tôm khó lột xác. Mặc dù trong nhiều trường hợp tôm vẫn có thể lột xác nhưng quá trình tạo vỏ không hoàn chỉnh, phèn bám,… thì tôm sẽ gặp vấn đề lột xác không hoàn toàn, dính vỏ, làm giảm tỉ lệ sống của tôm.
 
Bên cạnh đó, do hàm lượng Ca và Mg trong ao nhiễm phèn rất hạn chế nên hàm lượng Canxi cần cho quá trình tạo vỏ luôn bị thiếu hụt khiến tôm bị mềm vỏ. Nếu bổ sung quá nhiều vôi vào ao bị phèn sẽ tạo ra thạch cao không có lợi cho ao nuôi.
 
c) Tôm chậm lớn: Tất cả những yếu tố kể trên sẽ kéo theo hệ lụy là tôm chậm lớn, màu sắc không bắt mắt, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của vụ nuôi.
 
cach-xu-ly-phen-trong-ao-nuoi-tom-hieu-qua 2
Tôm nuôi chậm lớn.

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả

Mặc dù ao bị phèn rất khó xử lý, nhưng, nếu bà con thực hiện đúng kỹ thuật thì vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Trong đó, 3 giải pháp xử lý đang được rất nhiều bà con áp dụng là:

a) Xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng men vi sinh

Trong 3 giải pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm thì sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý phèn trong ao nuôi luôn là giải pháp được nhiều bà con sử dụng nhất bởi mang lại hiệu quả rất cao. Trên thực tế, các chế phẩm này là tập hợp các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn, từ đó giúp xử lý các tạp chất gây phèn có trong ao nuôi. Tuy nhiên, bà con nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được hỗ trợ chọn những sản phẩm đúng chất lượng và liều lượng xử lý. 

b) Bón vôi xử lý ao bị phèn

Đây là giải pháp nhằm mục đích nâng pH đáy ao đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi. Tuy vậy, khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát, sau đó cấp nước vào ao ngay hôm sau. Không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.

c) Bón lân xử lý ao bị phèn

Bón lân vào ao sẽ giúp khử Fe và giải phóng Phospho đáy ao hiệu quả, giúp gây màu nước dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, điều này cũng kéo theo lượng tảo độc trong ao phát triển mạnh vì thế bà con cần xử lý tảo sau khi đã xử lý ao bị phèn.
 
Như vậy, chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con những cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, hy vọng bà con sẽ có thể áp dụng khi gặp tình huống tương tự. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.
 
 
Tìm theo từ khóa: cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm , nghề nuôi tôm