Như bà con đã biết, tôm nuôi nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng cần đến sự lột xác để tăng kích thước và trọng lượng, điều này được lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của chúng. Chính vì thế, người nuôi luôn muốn kích thích tôm lột xác đồng loạt, nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm lột xác đồng đều giúp tăng khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
 
Tuy nhiên, quá trình lột xác của tôm cần được cung cấp đầy đủ nhiều yếu tố như: khoáng chất, oxy hòa tan, dinh dưỡng,… vì thế nếu điều kiện nuôi không thuận lợi hoặc thiếu dưỡng chất, tôm sẽ không chỉ khó lột xác ngược lại còn còi cộc chậm lớn. 
 
ky-thuat-kich-thich-tom-the-chan-trang-lot-xac-dong-loat-nhanh-cung-vo 3
 
Mặt khác, tình trạng tôm sau khi lột xác chậm cứng vỏ cũng xảy ra khá phổ biến trong ao nuôi, tôm dễ nhiễm bệnh do lớp vỏ chưa hoàn thiện. Vậy, làm thế nào để vừa kích thích tôm lột xác đồng loạt nhanh cứng vỏ? ECOCLEAN xin mời bà con cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1) Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm

Như đã nói ở trên, quá trình lột xác của tôm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là: dinh dưỡng, chất lượng ao nuôi, dịch bệnh,…

a) Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp kém chất lượng có thể khiến tôm nuôi thiếu đạm và các khoáng chất cần thiết để lột xác. Khi thiếu dinh dưỡng, lớp vỏ tôm không thể nứt ra khiến tôm không thể lột xác thành công.
 
Do đó, bà con cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho tôm bằng cách định kỳ bổ sung thêm: canxi, phospho, khoáng chất,… vào thức ăn của tôm.

b) Chất lượng ao nuôi

Các chỉ số môi trường không tốt có thể gây ức chế tôm lột vỏ. Trong đó, các yếu tố như: độ mặn, pH, oxy hòa tan, kiềm,… cần được theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt yếu tố oxy hòa tan cần được chú trọng bởi quá trình lột xác khiến tôm cần lượng oxy hòa tan cao gấp đôi bình thường, vì thế nếu thấy tôm có dấu hiệu lột xác bà con nên tăng cường quạt nước hoặc sục khí liên tục để cung cấp oxy cho tôm.

c) Dịch bệnh

Trong nuôi tôm, dịch bệnh có thể kiềm hãm sự phát triển của tôm. Trong đó, một số bệnh phổ biến như: nấm, đóng rong, tôm còi,… ảnh hưởng rất lớn đến lột xác ở tôm, khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác. Vì thế, ngay từ khi bắt đầu vụ nuôi bà con nên chọn tôm giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và thả nuôi với mật độ hợp lý để phòng những bệnh kể trên.
 
ky-thuat-kich-thich-tom-the-chan-trang-lot-xac-dong-loat-nhanh-cung-vo 2

2) Kỹ thuật kích thích tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ

Để kích thích tôm lột xác đồng loạt, bà con có thể áp dụng kỹ thuật tổng hợp như sau:
 
- Oxy hòa tan: Khi lột xác tôm cần tiêu thụ gấp đôi lượng oxy bình thường nên bà con cần tăng cường quạt nước, sụt khí để tăng cường oxy hòa tan cho tôm. Luôn duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong nước từ 4-6 mg/l trong suốt quá trình tôm lột xác.
 
- Độ mặn: Những ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ có hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại, do vậy bà con cần duy trì độ mặn trong ao thích hợp để giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ.
 
- pH và độ kiềm: Luôn duy trì và điều chỉnh lượng pH trong ngưỡng thích hợp từ 7,5 - 8,5 và độ kiềm phù hợp.
 
- Khi lột xác tôm còn rất yếu và dễ nhiễm bệnh, bà con cần bổ sung thêm khoáng chất và Vitamin C để tôm khỏe mạnh, đồng thời sử dụng thức ăn uy tín, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho tôm. Trong suốt vụ nuôi cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý các yếu tố ô nhiễm ao nuôi và kiểm soát sự phát triển của tảo độc.
 
- Ngoài ra, khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm nấm, đóng rong,… phải can thiệp điều trị kịp thời để tôm hồi phục và lột xác.
 
 
Ngoài những điều kể trên, bà con có thể sử dụng một số thảo mộc như: rau sam, dâu tằm,… để kích thích tôm lột xác, tăng năng suất an toàn. Đó là những kỹ thuật kích thích tôm lột xác đồng loạt nhanh cứng vỏ, hy vọng bà con sẽ áp dụng thành công cho ao nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
Nguồn: EcoClean t/h.

[ Video ] Tôm lột xác ra sao?

 
Tìm theo từ khóa: tôm thẻ chân trắng , nuôi tôm thẻ chân trắng , kỹ thuật nuôi tôm thẻ

Bài viết cùng chuyên mục

Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều bà con mắc phải
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hiện nay rất phổ biến, song, để vụ nuôi đạt năng suất cao đòi hỏi người nuôi phải nắm vững những kỹ thuật nuôi cũng như...
Vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác?
Trong nuôi tôm công nghiệp nói chung, việc kích thích tôm lột xác đồng loạt luôn được người nuôi quan tâm hàng đầu. Song, không phải lúc nào “mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ”... Vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác?