Cũng giống như nhiều loài giáp xác khác, tôm thẻ chân trắng cũng xảy ra quá trình lột xác trong suốt vòng đời của chúng. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng giúp chúng gia tăng kích thước và trọng lượng cơ thể. Nếu bà con đã từng có dịp quan sát tôm lột xác sẽ thấy đó là quá trình thay đổi lớp vỏ cũ cứng cáp bằng một lớp vỏ hoàn toàn mới.
 
Trong nuôi tôm công nghiệp nói chung, việc kích thích tôm lột xác đồng loạt luôn được người nuôi quan tâm hàng đầu. Bởi điều này không chỉ giúp tôm phát triển nhanh, tăng năng suất, mà còn là cách giúp hạn chế dịch bệnh xuất hiện trong ao tôm. Song, không phải lúc nào “mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ”, tôm chậm lột xác hoặc thậm chí không lột xác gây giảm năng suất, tôm suy yếu gây hao hụt lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh trắng tay hoặc phải gấp rút thu hoạch với năng suất thấp. Vậy, vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lột xác?

Những lý do khiến tôm thẻ chân trắng chậm lột xác

Theo các chuyên gia ECOCLEAN, trong ao nuôi có hiện tượng tôm chậm lột vỏ hoặc lột vỏ không trọn vẹn (còn dính vỏ), thậm chí tôm không lột vỏ xảy ra rất phổ biến. Kết quả khi thu hoạch từ những ao nuôi này thường cho năng suất thấp bởi: kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ, tôm còi, vỏ tôm sần sùi,… Vì thế mà thương lái hay người tiêu dùng thường mua với giá thấp hơn những con tôm đạt chất lượng.
 
Theo bà Phan Thị Thắm - Kỹ sư môi trường tại ECOCLEAN thì hiện tượng trên được gây ra bởi nhiều yếu tố. Trong đó:

1) Nhiệt độ và Oxy trong nước

Môi trường ao nuôi giữ vai trò quan trọng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. Trong đó, nhiệt độ thay đổi liên tục không ổn định tác động trực tiếp hạn chế lượng Oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Bên cạnh đó, màu nước ao không đạt yêu cầu cũng là nguyên nhân làm suy giảm lượng Oxy hòa tan trong nước, bởi lượng Oxy này có được từ quá trình quang hợp của tảo.
 
Khi lượng Oxy không đủ cung cấp cho tôm sẽ khiến tôm chậm lột xác, nổi đầu về đêm do khi đó tảo sử dụng Oxy trong ao để phục vụ cho quá trình hô hấp. Do vậy, bà con cần kiểm tra thường xuyên để đưa ra điều chỉnh thích hợp.

2) Khoáng chất

Ở những ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ cung cấp hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại. Thiếu khoáng là một trong những nguyên nhân khiến tôm thẻ khó lột xác hoặc lột xác nhưng không cứng vỏ. Chính vì thế, bên cạnh việc duy trì độ mặn trong ao thích hợp, bà con cần bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết vào thức ăn của tôm để kích thích tôm lột xác và nhanh cứng vỏ. Việc chủ động bổ sung các chất khoáng như: Canxi, Phospho, men tiêu hóa,… giúp tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh chóng.

3) Khí độc

Không chỉ là nguyên nhân khiến tôm chậm lột xác, bùng phát khí độc trong ao nuôi thậm chí còn khiến tôm chết hàng loạt. Trong đó, phải kể đến những khí độc nguy hiểm như: H2S, NO2, NH3. Chúng được mệnh danh là những “sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi tôm.
 
Các khí độc kể trên được hình thành do tạp chất hữu cơ (thức ăn dư thừa, xác tôm, xác tảo,…) tích tụ dưới đáy phân hủy. Do đó, theo bà Thắm thì bà con nên định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EcoClean AM để xử lý và kiểm soát khí độc hình thành trong ao.

4) pH và kiềm

Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm không được thấp hơn 80mg/lít để đảm bảo cho tôm tăng trưởng và tỷ lệ sống cao (Limsuwan, 2005). Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và khiến tôm bị căng thẳng, tăng trưởng chậm và thậm chí khiến tôm chết. Do vậy, bà con nên kiểm tra độ kiềm hàng tuần để điều chỉnh kịp thời khi gặp biến động.
 
Ngoài ra, dịch bệnh cũng là yếu tố quan trọng khiến tôm chậm phát triển và lột xác. Đó là những nguyên nhân chính khiến tôm thẻ chân trắng chậm lột xác. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bà con sẽ có vụ nuôi tốt hơn với năng suất cao hơn. Chúc bà con vụ mùa bội thu!
 
 
 
Tìm theo từ khóa: nghề nuôi tôm , nuôi tôm thẻ chân trắng

Bài viết cùng chuyên mục

Cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm đạt hiệu quả cao?
Bệnh phân trắng là bệnh rất phổ biến trên tôm nuôi thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước cao hoặc ao nuôi với mật độ quá dày, quá trình cải tạo ao không đúng kỹ thuật,… Vậy, cần làm gì để điều trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi đạt hiệu quả cao? visinhthuysan.vn xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngắn sau đây!
Quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ giúp nuôi tôm hiệu quả
Cải tạo ao nuôi đầu vụ là một trong những kỹ thuật nuôi tôm quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng phải thực hiện. Do vậy, để việc cải tạo đạt hiệu quả và đúng kỹ thuật visinhthuysan.vn xin chia sẻ đến bà con quy trình cải tạo ao và xử lý nước đầu vụ nuôi trong bài viết ngắn sau đây. Kính mời bà con cùng theo dõi!
Những sai lầm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều bà con mắc phải
Trong khi nuôi tôm sú người nuôi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: rủi ro, dịch bệnh, thời gian nuôi dài, mật độ thấp,… thì tôm thẻ chân trắng (TTCT) là đối tượng dễ nuôi, khả năng sống cao và ít dịch bệnh nên một số bà con thường tỏ ra chủ quan khi nuôi.
Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị bệnh hiệu quả
Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ của visinhthuysan.vn về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!